39. GÃ KHỔNG LỒ
Omaha và Los Angeles, 1973-1976
Howard Buffett là một trong những người hiếm hoi làm ăn phát đạt sau
cuộc sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929. Giờ đây ngôi sao của con
trai ông đang bừng sáng trong cú sụp đổ lớn thứ hai của thế kỷ.
Nhưng thế giới đã thay đổi; vị thế ngôi sao, cả trong kinh doanh, giờ đây
còn có nghĩa là danh tiếng. Buffett đã đóng cửa các công ty của mình
trong thời kỳ bùng nổ thông tin tại Hoa Kỳ, thời buổi mà chương trình
truyền hình được truyền đến từng gia đình bằng hệ thống cáp, các tờ báo
được cổ phần hóa, và ngành quảng cáo ở vào giai đoạn hoàng kim trước
một lượng khán thính giả khổng lồ, ổn định và vững chắc như đá tảng
luôn luôn tụ tập với nhau trong các gia đình trên khắp nước Mỹ vào các
buổi tối thứ Ba hằng tuần để xem chương trình Happy Days - Những
Ngày Hạnh Phúc.
Buffett đã tham gia vào lĩnh vực truyền thông như một nhà đầu tư bị lôi
kéo vào ngành vì lòng yêu thích. Nhưng khi ông dấn thân vào một giai
đoạn mới, hậu điều hành công ty của cuộc đời ông, qua sự công khai mà
ông đọc được từ câu chuyện trên tạp chíForbes năm 1969 và sau đó từ
cuốn Supermoney, ông bắt đầu tận hưởng hoa trái của việc sử dụng thận
trọng uy tín của các tờ báo đang lên. Giờ đây ông là đối tượng đáng quan
tâm của các phương tiện truyền thông đại chúng chứ không chỉ là một
nhà đầu tư trong chính ngành này; và không một nhân vật quan trọng
nào, trong đó có Katharine Graham, không chú ý đến ông và quan sát
ông một cách nghiêm túc. Điều này đưa ông vào quỹ đạo của một trong
những tờ báo quan trọng nhất nước Mỹ.
Đã thành thói quen của Kay Graham đối với những người có tiếng tăm,
bà thường tìm đến ông để nhờ giúp đỡ. Buffett cũng cần chút ít sự khích
lệ.
“Lần đầu tiên khi bà ấy nói chuyện trước Hiệp hội các Nhà Phân tích
Chứng khoán New York, tôi đến căn hộ của bà ở New York vào một sáng