xây một kim tự tháp để tưởng nhớ chính mình, ông nói: “Tất cả mọi
thứ sẽ đi thẳng vào nền kinh tế. Từng xu một. Và tất cả các hình
thức cho đi hay tiêu dùng đều như thế cả. Thật là điên rồ, và có lẽ
hết sức sai trái xét về mặt đạo đức. Nhưng cũng có nhiều người
nghĩ rằng thật tuyệt vời khi bạn đem lại việc làm cho những người
đang kéo từng phiến đá để dựng lên cái kim tự tháp đó. Và họ
phạm sai lầm. Điều đó không tạo ra giá trị tăng thêm nào cả. Họ
chỉ nghĩ đến đầu vào chứ không phải đầu ra.
Nếu bạn muốn xây một kim tự tháp cho riêng mình và sử dụng
hàng loạt nhân công từ xã hội, bạn phải chi trả cơ man nào là tiền.
Rồi bạn còn phải trả một khoản tiền thuế khổng lồ nữa. Nếu là
tôi, tôi sẽ tìm cách buộc các bạn phải cho lại xã hội các tài sản của
mình để các bệnh viện và trường học được xây dựng thêm.”
Thay vào đó, ông nhấn mạnh trong bài báo của mình rằng
người nào làm ra nhiều tài sản và chỉ di chúc lại cho những người
thừa kế, người đó sẽ tiếp sức cho hàng trăm con, cháu, chắt, chít
của mình “ chi tiêu nhiều hơn gấp nhiều lần so với thu nhập
chúng có thể làm ra; hậu quả là, phần lớn thời gian cả cuộc đời
chúng chỉ được sử dụng để xếp hàng trước các ô cửa sổ rút tiền
trong các ngân hàng, nơi chứa đựng các nguồn lực của xã hội.”
Buffett nhìn nhận vấn đề này một cách hài hước.
Ông nói tiếp: “Tôi thích đi vòng quanh các câu lạc bộ golf và
nghe người ta nói với nhau về những viễn cảnh đang lụi tàn của
chu kỳ phúc lợi xã hội, khi một vài người phụ nữ có một cậu con trai
17 tuổi phải mua thực phẩm bằng tem phiếu trong khi chúng ta lại
thích duy trì mãi một cái vòng lệ thuộc. Những con người giống
nhau này đang đẩy con cái mình vào tình trạng suốt đời phải
sống trong chế độ bao cấp tem phiếu thực phẩm và những thứ
khác còn tệ hơn thế nữa. Lẽ ra thay vì có một nhân viên phụ trách
phúc lợi, họ nên có một nhân viên điều hành quỹ tín dụng; thay vì