khía cạnh khác thì Peter Kiewit là một bằng chứng sống động cho
những ý tưởng của Warren Buffett về một cuộc sống sao cho đáng
sống. Khi Kiewit qua đời, bài điếu văn của Buffett không chỉ thể
hiện niềm kính trọng đối với một con người, mà nó còn thể hiện –
như những gì Buffett từng viết – cách mà ông ấy muốn người
khác nhớ về chính con người ông.”
Ông viết: “Bắt đầu từ một đống hổ lốn, Kiewit đã lập nên
một trong những công ty xây dựng vĩ đại nhất thế giới và là công ty
xây dựng có mức lợi nhuận cao nhất tại Mỹ, một thành tựu chỉ có thể
đạt được với một lý giải duy nhất rằng đó là do Kiewit đã truyền
được tinh thần vươn tới sự xuất sắc và hoàn thiện cho hàng ngàn
nhân viên trong tổ chức của mình.”
“Nói chính xác thì Kiewit là một nhà sản xuất chứ không phải
nhà tiêu thụ,” Buffett tiếp tục. “Lợi nhuận được ông ấy sử dụng để
tái đầu tư nhằm tăng cường sức mạnh của công ty mà không chủ
trương phân phối ngay cho các chủ sở hữu.
Nói ngắn gọn, người chi tiêu ít hơn thu nhập sẽ tích lũy được
“những tấm ngân phiếu lớn” để sử dụng trong tương lai. Có thể sau
này ông sẽ thay đổi thông lệ đó mà tiêu xài nhiều hơn thu nhập
kiếm được bằng cách đổi thành tiền các tấm ngân phiếu đó,
hoặc ông sẽ nhượng chúng cho người khác như những món quà khi
ông còn sống, hoặc làm của để lại sau khi ông qua đời.”
William Randolph Hearst, theo Buffett, đã sử dụng rất nhiều
ngân phiếu như thế vào việc xây dựng và bảo trì tòa lâu đài của
mình tại San Simeon. Ông ta thu xếp để hàng ngày người ta chuyên
chở nước đá tới cho các chú gấu Bắc cực trong sở thú riêng của ông,
giống hệt như cách các Pha-ra-on Ai Cập đã sử dụng của cải của
mình để xây dựng các kim tự tháp. Buffett suy ngẫm rất nhiều về
tính kinh tế của các kim tự tháp này. Nếu ông tuyển 1.000 người để