chỉnh cao hơn một chút, cho thấy Berkshire đã bị tổn thất 2,3 tỉ đô
la.
Con số này lớn hơn rất nhiều lần so với hậu quả của bất
cứ trận động đất, bão lụt, lốc xoáy hay bất kỳ thảm họa thiên
nhiên nào trong lịch sử cho đến lúc bấy giờ. Trong đó, chỉ riêng
General Re phải chịu thiệt hại 1,7 tỉ đô la.
Như thế là đã quá đủ đối với Buffett. Ông bắt tay viết một lá
thư và đăng trên trang web của ông, chỉ trích kịch liệt General Re đã
phá vỡ “các qui tắc cơ bản nhất của hoạt động bảo hiểm”. Vì chưa
bao giờ trong lịch sử của Berkshire Hathaway ông công khai mắng
mỏ ban quản trị của bất kỳ công ty nào thuộc quyền sở hữu của
ông, cho nên lá thư sỉ nhục này đã làm ô danh General Re, lại còn
được trương lên mạng cho mọi người cùng đọc. Lúc này General Re
đang ở vào thế hiểm nghèo. Sau khi công khai làm Buffett cáu tiết
một cách ấn tượng như thế, giờ đây họ đang đối mặt với việc trở
thành một Salomon thứ hai – một công ty mà Buffett không bao giờ
có thể nắm được, và nó chỉ có thể trở thành một câu chuyện để cảnh
báo sau này.
Sau vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1987 và một lần nữa
sau đó là sự sụp đổ của Long-Term, Quỹ Dự trữ Liên bang (FED –
Federal Reserve System) đã cắt giảm lãi suất ba lần trong vòng
bảy tuần lễ để hà hơi tiếp sức cho thị trường trong vấn đề tiền
mặt. Lúc này, để ngăn chặn tình trạng hoang mang, FED lại đưa lãi
suất xuống một trong những mức thấp kỷ lục một lần nữa.
Nhiệm vụ của FED lúc này là duy trì khả năng thanh khoản của các
ngân hàng. Tuy nhiên, lần này FED sẽ phải giữ mức lãi suất thấp
đến mức giả tạo trong vòng ba năm.
Chính nhờ động thái này
của chính phủ mà các nhà sản xuất vay được tiền với mức lãi vay
cực thấp, vì thế, chỉ một tháng sau vụ tấn công khủng bố, thị
trường chứng khoán đã hồi phục hoàn toàn và lấy lại 1,38 ngàn tỉ
đô la tổng giá trị thị trường. Nhưng sự chuyển biến còn lâu mới kết