việc sử dụng một đạo luật của New York vốn chỉ được ít người biết
đến, Đạo luật Martin, làm cho ông ấy càng nắm trong tay những
quyền lực vô hạn đủ để ông ấy xoay chuyển mọi việc theo ý của
mình.
Với những công cụ này, ông ấy từng bắt buộc hai CEO tên tuổi
phải từ chức – một người là đồng nghiệp Hank Greenberg của
Buffett, giờ đã thành cựu CEO của AIG, và người thứ hai là Jeffrey
Greenberg, con trai của Hank, cựu CEO của công ty môi giới bảo
hiểm Marsh & McLennan. Một sự lo sợ bao trùm lên phần “nước Mỹ
của các công ty”
. Spitzer thành công trong việc “xử án qua các
phương tiện truyền thông đại chúng” đến mức có một giai thoại cay
đắng lưu hành rằng ông ấy đã tiết kiệm cho chính phủ những
khoản chi khổng lồ trong việc làm cáo trạng và xét xử. Các bồi thẩm
đoàn trước đây thường tuyên án trước những kẻ bất lương mặc áo cổ
cồn trắng trong sự nể trọng thì giờ đây họ thường tống các bị cáo
có tội này vào tù như những tên tội phạm hình sự khác. Theo các
hướng dẫn kết án bắt buộc mới, các thẩm phán phải ra những bản
án nghiêm khắc hơn đối với họ. Một vài trong số các tội gây
thương tích cho người khác rõ ràng đáng bị đối xử như thế. Tham
lam, kiêu căng ngạo mạn và sự thiếu tôn luật pháp đã làm nhiều
người trong lĩnh vực kinh doanh có cảm tưởng rằng luật pháp không
được áp dụng đối với họ. Ngay khi các quyền mua bán cổ phiếu và
cái bong bóng Internet nhấn chìm các nhà quản lý tài chính cao
cấp của các công ty và tập đoàn với tốc độ phi mã, thì sự phản ứng
dữ dội cũng xuất hiện với sự tương quan to lớn khác thường như
thế. Buffett – cũng giống như phần lớn thế giới các công ty tư
nhân của Mỹ – không hoàn toàn điều chỉnh hoạt động của mình
theo môi trường mới. Quan điểm của ông về mối tương quan này
được định hình từ hàng chục năm về trước. Nó được định nghĩa qua
những cân nhắc hết sức cẩn trọng về các thủ tục khởi tố của cựu
Chủ tịch SEC Stanley Sporkin và Tổng Chưởng lý Hoa Kỳ Otto