đối bước lên micro, nơi họ được chào đón một cách trân trọng. Sau
đó các hoạt động mang tính lễ hội thường thấy của Berkshire lại
tiếp tục.
Berkshire đã mua thêm một vài công ty khác. Thương vụ thành
công nhất trong số đó là Iscar, một nhà sản xuất máy cắt kim
loại tự động hóa cao của Israel, vào năm 2006. Đây cũng là thương vụ
đầu tiên của Berkshire khi mua một công ty hoàn toàn không phải
của Mỹ. Ông mua Russell Athletics cho Fruit of the Loom. Ông nắm
quyền kiểm soát Equitas, chấp nhận toàn bộ nghĩa vụ bảo hiểm của
Lloyd’s of London qua việc hoán đổi 7 tỉ đô la trị giá “float” trong
hoạt động bảo hiểm
. Berkshire cũng mua lại nhà phân phối
hàng điện tử TTI. Năm 2007, Buffett mua cổ phiếu đường sắt
BNSF (Burlington Northern Santa Fe), mở đầu cho cơn điên loạn
về cổ phiếu ngành đường sắt. Một vụ đầu tư mà Buffett đã bỏ
qua là Wall Street Journal . Ông chưa bao giờ sở hữu một cổ phiếu
nào trong tờ báo yêu thích của mình trước năm 2007 khi trùm
truyền thông Rupert Murdoch đề nghị ông đầu tư vào nó. Một vài
biên tập viên và nhân viên của tờ báo đã hy vọng rằng Buffett sẽ cứu
Journal với động cơ xây dựng một nền báo chí chất lượng (quality
journalism). Nhưng ông không trả một cái giá đặc biệt để lấy thành
tích, hay để được xem là vị cứu tinh của một nền báo chí chất lượng
tương lai. Rất lâu trước đó, từ thời vàng son của tờ Washington
Monthly , phần không tình cảm trong con người Buffett đã tách rời
niềm say mê về ngành báo chí ra khỏi túi tiền của ông, và cho
đến bây giờ nó vẫn thế.
Năm 2008, nhà sản xuất bánh kẹo Mars tuyên bố mua lại hãng
kẹo chewing-gum Wm. Wrigley Jr. với giá 23 tỉ đô la. Buffett đồng
ý, qua Berkshire, cho mượn 6,5 tỉ đô la để tài trợ một phần của
thương vụ này nhờ sự thu xếp của Byron Trott, nhà ngân hàng của
ông tại Goldman Sachs. Trotts đã chịu trách nhiệm thu xếp cho