Chị ta là người trực đêm ở phía nam trong vườn, ban ngày không đến làm việc, nên cô
không biết. Chị ta có gò má cao, mắt to, sạch sẽ và nhanh nhẹn.
Ngọc Xuyến nói:
Phải đấy. Chị quên rồi à? Chị ta là thím của Tư Kỳ hầu cô Hai ấy. Bố Tư Kỳ là người hầu
ở phủ bên kia, nhưng chú nó thì lại hầu ở bên này.
Bình Nhi nghĩ ra, cười nói:
À! Nếu chị nói ra từ trước thì tôi hiểu ngay. Lại cười nói: Cắt thế e vội quá. Hiện nay việc
đã hai năm rõ mười, rành rành ra đấy rồi. Cả những thứ bên nhà bà Hai mất hôm nọ cũng
ra manh mối cả. Hôm ấy không biết cậu Bảo đến nhà bà Hai bảo hai con ranh này lấy cái
gì, nhưng chúng nó lại nói trêu chọc là “Bà đi vắng, không dám lấy”. Nhân lúc chúng
không để ý, cậu Bảo tự mình đi vào lấy mấy thứ ra. Hai đứa không biết ai lấy, sợ hoảng
lên. Nay cậu Bảo thấy mình làm liên lụy đến người khác, mới kể rõ ràng với tôi, có mang
những thứ ấy ra cho tôi xem, thì không sai một tý gì. Còn bột phục linh, cậu Bảo nhận
được ở bên ngoài, đem thưởng cho nhiều người. Không chỉ cứ người ở trong vườn mới
có đâu, ngay bọn bà già cũng có, đem ra chia cho bọn Phương Quan. Tình riêng của họ,
có đi có lại biếu xén nhau, cũng là việc thường. Hai giỏ bột phục linh hôm nọ đương để
trên nhà khách vẫn còn nguyên, không ai động đến, sao lại vu vạ cho người ta? Để tôi
vào trình mợ Hai xem đã.
Nói xong, liền đi vào buồng đem đầu đuôi câu chuyện kể lại cho Phượng Thư nghe.
Phương Thư nói:
Mặc dù thế, nhưng Bảo Ngọc là người bất chấp hay dở, việc gì cũng thích dây vào. Ai
đến nhờ việc gì, hễ nói vài câu tử tế là nó cũng nể lời. Ai tâng bốc mấy câu thì việc gì mà
nó chẳng nhận? Nếu chúng ta cứ vội tin, sau này có việc gì quan trong hơn, làm thế nào
mà trừng trị được người khác? Cần phải dò xét cẩn thận mới được. Cứ ý ta, phải gọi tất
cả bọn a hoàn ở nhà bà đến, tuy không tiện tra khảo, nhưng cũng bắt chúng nó quỳ lên
mảnh sành ở ngoài nắng, cơm không cho ăn, nước không cho uống, không thú thực, cứ
quỳ mãi, dù gan sắt cũng chỉ một ngày là chúng nó thú ra hết.
Lại nói:
“Thớt có tanh ruồi mới đỗ”, mặc dầu vợ họ Liễu không lấy trộm, nhưng cũng dính dáng ít
nhiều, người ta mới đổ cho nó. Không bắt phạt nó, nhưng cũng phải đuổi nó đi, không
dùng nữa. Triều đình cũng còn trị kẻ sai nữa là, như thế cũng chẳng phải oan ức cho nó.
Bình Nhi nói:
Tội gì nghĩ lắm cho bận lòng? Có thể nới tay được thì cứ nới, việc có to tát gì, cũng nên
ra ơn thì hơn. Cứ như tôi, dù bên này có lo lắng trăm phần đi nữa, rút cục chúng ta vẫn
phải về bên kia, đừng nên gây thù gây hằn với bọn tiểu nhân để họ oán ghét. Vả chăng
mợ lại gặp năm xung tháng hạn, vất vả mãi mới có mang được em trai thì sau bảy tháng,
lại bị sẩy, biết đâu chẳng phải ngày thường mợ quá vất vả hay tức giận mới đến nỗi thế?
Bây giờ nhân lúc còn mập mờ chưa rõ lẽ, cũng nên bỏ qua cho xong chuyện là hơn.
Phượng Thư bật cười, nói:
Tùy chị đấy! Nhưng đừng làm cho tôi bực mình.
Tôi nói thế không đúng à?
Nói xong quay ra, tha cả cho mọi người về.