Phượng Thư cũng vào nhà riêng nghỉ, có sư già tiếp đãi. Những người hầu thấy không có
việc gì, đều ra chỗ khác nghỉ, chỉ còn vài người hầu nhỏ thân cận ở lại. Sư già thừa dịp
nói:
Tôi có một việc muốn đến phủ nhờ bà Hai, nay xin hỏi ý mợ trước. Phượng Thư hỏi việc
gì. Sư già đáp:
A Di Đà Phật! Khi trước tôi mới xuất gia, đến ở chùa Thiện Tài, huyện Trường An, nơi
đó có một thí chủ họ Trương, giàu lắm. Ông ta có cô con gái lúc bé tên là Kim Kha,
thường hay đến chùa lễ phật. Một hôm gặp Lý công tử là em vợ ông phủ Trường An.
Trông thấy Kim Kha, Lý công tử xiêu lòng ngay, lập tức nhờ người đến hỏi. Nhưng Kim
Kha đã nhận lời con ông Thủ Bị phủ Trường An rồi. Họ Trương muốn thoái hôn, lại sợ
ông Thủ Bị không nghe, nên phải trả lời với họ Lý là đã có người hỏi rồi. Lý công tử nhất
định đòi lấy. Họ Trương thấy khó xử, không biết gả con cho bên nào. Ông Thủ Bị nghe
tin ấy, chẳng hỏi trắng đen gì, đến làm ầm lên: “Có một đứa con gái mà định gả cho mấy
người à?” Ông ta không bằng lòng thoái hôn, và đi kiện ngay. Nhà gái bí quá, phải cho
người vào Kinh chạy thầy chạy thợ, và tức khí nhất định thoái hôn. Tôi nghĩ hiện nay cụ
Vân làm Tiết độ sứ Trường An là chỗ thân với phủ ta. Tôi muốn nhờ bà nhà nói với ông
lớn viết thư cho cụ Vân nói với ông Thủ Bị một câu, thì thế nào ông ấy chẳng phải nghe.
Nếu được như thế thì họ Trương có dốc hết cơ nghiệp để tạ ơn cũng vui lòng.
Phượng Thư cười nói:
Việc có to tát gì, bà Hai chẳng thèm bận tâm đến đâu.
Bà nhà không thèm nhìn đến, nhưng mợ vẫn có thể giúp được.
Ta không cần tiền, cũng chẳng làm việc ấy. Sư già nghe nói, nghĩ ngợi một lúc rồi thở
dài:
Đã hay là thế. Nhưng họ Trương biết rõ tôi đến nhờ phủ ta rồi. Nếu không giúp, họ
Trương có biết đâu là phủ ta không thèm làm, không thèm lễ tạ, mà lại cho rằng những
việc nhỏ nhặt như thế phủ ta cũng không làm nổi.
Phượng Thư nghe xong, tự nhiên thấy cao hứng nói:
Sư già hẳn đã biết rõ tính ta lắm. Xưa nay ta chẳng tin sự báo ứng âm ty địa ngục gì cả.
Bất cứ việc gì ta đã làm là làm. Bảo họ đưa ba nghìn lạng bạc đến đây, ta sẽ nói hộ cho.
Sư già nghe xong mừng lắm vội nói:
Có ngay! Có ngay! Việc ấy chẳng khó gì.
Ta không phải như bọn người đưa đón để kiếm lời. Ba nghìn lạng bạc này chẳng qua để
làm món tiền phí tổn đi lại vất vả cho người nhà, chứ ta thì chẳng cần một đồng, ngay đến
ba vạn lạng ta cũng có sẵn.
Đã thế, ngày mai nhờ mợ làm ơn cho.
Ta bận lắm, có chỗ nào là thiếu được. Ta đã nhận lời, thể nào cũng giúp bằng được.
Việc này nếu vào người khác, chưa biết bận rộn đến chừng nào, nhưng đối với mợ thì dù
có khó đến đâu cũng chỉ gảy cái móng tay là xong. Tục ngữ có câu: “Càng giỏi giang
càng vất vả”. Bà nhà thấy mợ thông minh, thì giao hết mọi việc. Nhưng mợ cũng nên cẩn
thận giữ gìn sức khỏe mới được.
Sư già hết sức tâng bốc, càng làm cho Phượng Thư lên nước, không nghĩ gì đến khó
nhọc, câu chuyện càng nở như cơm vàng.