choáng váng, bên tai còn văng vẳng tiếng người niệm Phật rì rầm, tựa như
cõi Sa Bà
(*****)
lắm mối phiền não đang bày ra trước mắt.
(*) Nơi thờ Đông Nhạc Đại Đế phong là ‘‘Đông Nhạc Thái Sơn Thiên Trai Nhân Thánh Đại Đế”
cai quản bảy mươi hai tầng Địa phủ (Đông Nhạc Cung – một trong ba cung lớn giúp cai quản khắp
cõi đất trời) theo giáo lý Đạo giáo.
(**) Nơi thờ Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara hay Đính Quang Phật), vị Phật thứ tư trong danh
sách hai mươi tám vị phật. Trong Đại Trí Độ Luận viết khi đức Nhiên Đăng Cổ Phật đản sinh, chung
quanh thân sáng như đèn, cho nên gọi là Nhiên Đăng Thái Tử (Nhiên Đăng có nghĩa là đốt đèn),
sau này thành Phật cũng dùng chữ ấy mà gọi.
(***) Điện báu thờ đấng Đại Hùng (tức đức Phật có đại hùng, đại lực, đại từ bi), là cách gọi
thành kính, tôn nghiêm của “chính điện” – nơi tôn trí, thờ phụng hình tượng Phật, Bồ Tát thường
được xây ở gian giữa của các ngôi chùa.
(****) Di Đà tam tôn hay Tây Phương Tam Thánh là ba vị Thánh được coi là những đấng tiếp
dẫn chúng sinh ở mười phương Phật, cùng được tôn thờ, bằng tranh hay tượng tại nhà hoặc các
chùa chiền theo hàng ngang, bao gồm Phật A Di Đà ở giữa và hai vị Quan Thế Âm, Đại thế chí ở hai
bên.
(*****) Hay còn gọi là “đại nhẫn, kham nhẫn”. Cõi Sa Bà là cõi được Phật Thích Ca giáo hóa,
là nơi có người ở, có nhiều điều khổ sở, phiền muộn, đòi hỏi chúng sinh ở đó phải chịu đựng nhiều,
phải nhẫn nhục lớn.
“Đại hùng bảo điện, đại bao hàm vạn hữu; hùng nhiếp phục quần ma.”
Thấy Lâm Thụy Ân sửng sốt ngây người, Lâm Nhiễm Y tươi cười giải
thích.
Nhiếp phục quần ma ư?
Bất giác trong đầu hiện lên quang cảnh huyết chiến chốn sa trường, Lâm
Thụy Ân nhếch môi nở một nụ cười hiếm thấy, ngồi trên cao vời vợi như