HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 126

Ở các thiếu nữ Huế, đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề lay động
theo bước đi, và tà áo bay theo gió, qua đó người ta cảm nhận một cái đẹp
mà trong tổng thể của nó, sự đối xứng để tạo ra một sự hài hòa riêng cho
từng cá thể, ý niệm này được thể hiện ngay trên những công trình kiến trúc
hoành tráng, thí dụ khác với lăng Minh Mạng (mô hình lý tưởng của
nguyên tắc đối xứng), lăng Tự Đức xóa bỏ sự đối xứng để cho từng bộ
phận của cảnh quan xuất hiện bất ngờ dưới mắt người xem. Chúng ta biết
rằng vẻ đẹp đối xứng bao hàm sức mạnh của lý trí, trong khi vẻ đẹp đối
xứng được khám phá bằng trực giác, và đây cũng chính là nguyên lý của
mỹ học Thiền. Người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn bằng lý tính,
tâm hồn Huế thì thơ hơn là thực, và vì thế tính cách Huế là Thiền hơn là
Nho. Nói thế, không có nghĩa là con người hành động bị loại trừ khỏi tính
cách Huế. Dĩ nhiên thôi, vì Huế đã là sân khấu chính trị lịch sử trong nhiều
thế kỷ, do đó cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng triết học hành động ở một
danh tướng như Nguyễn Tri Phương, ở một thi sĩ như Tố Hữu, và cả ở
những thiền sư lãnh đạo phong trào Phật tử lật đổ chế độ Diệm năm 1963.
Ở Huế, con người hành động luôn luôn dấn thân rất quyết liệt trong những
hoàn cảnh thúc bách của lịch sử, nhưng sau đó họ lại quay về sống với tự
do nội tâm của mình. Điển hình là nguyên soái Hiệp Đức, vị tướng Nguyễn
đã chiến thắng và kết thúc cuộc chiến Trịnh - Nguyễn vào năm 1672, sau
đó từ chối ngôi chúa, giã từ vũ khí để về sống trong một ngôi chùa. Xu
hướng tâm linh là một dòng chảy tiềm ẩn nhưng sâu bền trong tính cách
Huế.

Cũng trên những nét chung ấy của tính cách, trong quan hệ với

"người" khác, người Huế lấy "cái tâm" làm gốc. Cái tâm bao gồm tình
thương, sự nhường nhịn, lòng bao dung để bỏ qua thù hận, sự điềm tĩnh để
không cuồng tín v.v... Cái tâm có sức chứa đựng tất cả, nhưng tóm tắt lại là
tấm lòng tốt muốn đem tâm hồn mình làm quà tặng, mà người Huế nói là
"của ít lòng nhiều". Theo phong tục Huế, trong đêm tân hôn cô dâu và chú
rể làm lễ "Cúng tơ hồng" lễ vật chỉ có khoai lang, muối và gừng. Cúng tơ
hồng xong, đôi tân hôn bưng dĩa muối lên, "Tay bưng dĩa muối chấm gừng,
gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau". Đó là lời nguyện lấy cái tâm để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.