HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 124

Nghệ Tĩnh, văn hóa làng vốn là yếu tố căn bản thiết lập nên tính cách Huế:
Dù cách xa Huế bao đời, người Huế vẫn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi
tổ tiên họ đã sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hóa làng, thí dụ
giai điệu nuôi dưỡng một đời người: từ bài hát ru lúc chào đời đến điệu hò
vĩnh biệt lúc nhắm mắt, tất cả đều là tiếng hát của những ngôi làng. Có thể
nói từ bản chất, người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cứ dân đô
thị. Có lẽ vì thế người Huế thích làm vườn hơn doanh nghiệp, dù rằng lúc
rời Huế, họ sẵn sàng trở thành những nhà kinh doanh đầy tài năng.

Từ nhiều thế kỷ, Châu Hóa đã là địa bàn giao thoa giữa hai nền văn

hóa Việt-Chàm. Từ năm 1306, sau đám cưới của công chúa Huyền Trân
thời nhà Trần, người Việt tiến sâu vào lãnh thổ văn hóa Chăm Pa. Đây là
một tình hình đặc biệt về tinh thần của cộng đồng người Việt ở Châu Hóa.
Khi họ ngoảnh mặt về phương Nam để tiếp cận với nền văn hóa hải đảo
Nam Á, mà trung tâm là Ấn Độ, chính sự giao thoa Việt-Chàm trong thời
kỳ này (Thời kỳ Châu Hóa) đã tổng hợp nên những đặc trưng mới trong lối
sống của cộng đồng người Việt gọi là bản sắc Huế. Chúng ta đã tiếp nhận
từ vốn sống hùng hậu của văn hóa Nam Á nhiều yếu tố mới mà trung tâm
Thăng Long trước đó chưa biết đến, thí dụ như cách trị thủy tránh việc đắp
đê dọc các dòng sông, cách trồng giống lúa Chiêm, cách trị bệnh bằng các
cây thuốc phương Nam, sự thờ cúng cá voi và các vị nữ thần phương Nam
cùng với các lễ hội kèm theo, kể cả khẩu vị thích ăn cay của người Huế
v.v... Ở đây chỉ xin nêu dẫn hai biểu hiện lớn của bản sắc Huế là âm nhạc
và mỹ thuật.

Ai cũng biết ảnh hưởng Chàm rất sâu thẳm trong một bộ phận gọi là

giọng Nam trong nhạc Huế, như nét mềm mại với tiết tấu buông lơi của các
điệu lý, chất trữ tình trong các điệu hò lao động - và điệu hò mái đẩy Huế
thì giống điệu hò chèo thuyền của các hải đảo Nam Thái Bình Dương. Về
điều này, giáo sư Trần Văn Khê đã kết luận rằng "sau nhiều thế kỷ giao lưu,
nhạc Việt đã nhuốm màu Chàm". Chính do tính nội tâm đó, nhạc Huế
không thích được trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh mặt trời -
nhạc Huế cần không gian thân mật và bóng đêm, là nỗi lòng để trở thành tài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.