HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 123

Tính Cách Huế

Hoàng Phủ Ngọc Tường

T

hiền sứ Viên Thành , người sáng lập chùa Trà Am, có một bài thơ

nói về thành phố quê hương của ông như sau:

Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương
Chưa đi tới đó hận muôn đường
Khi đã tới rồi không gì lạ
Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương.
Hiểu theo ngôn ngữ Thiền, bài thơ này hàm ý rằng nếu nhìn nó như

một cá thể (đối chọi với những thành phố khác) thì Huế không có gì là lạ,
và để nhận thức Huế, người ta cần nhìn thấy cá tính của nó.

Hiển nhiên trong đời sống tinh thần của người Việt, Huế đã là một

trung tâm văn hóa có thực, với cộng đồng dân cư từ xưa không lớn lắm
(khoảng trên dưới 10 vạn người) nhưng đã tạo ra một truyền thống văn hóa
nghệ thuật riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua
những tập quán ứng xử và thờ phụng riêng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí,
cách xây dựng nhà ở và đô thị riêng và người Huế có cả những khát vọng
và những mê tín riêng. Từ đó, người ta thường nói đến một nghệ thuật sống
mang bản sắc Huế hoặc nói cách khác, một "tính cách Huế".

Những thế hệ di dân dầu tiên (đầu thế kỷ 14) vào chiếm lĩnh Châu Hóa

đều xuất phát từ Nghệ Tĩnh; đợt di dân thứ hai (cuối thế kỷ 16) với Nguyễn
Hoàng thì đại bộ phận là gốc Thanh Hóa. Thanh Nghệ Tĩnh là đất Việt cố
cựu từ thời dựng nước, ở đó nhân dân vẫn bảo trì rất bền bỉ những giá trị
văn hóa Việt cổ, tức là văn hóa Mường. Các di dân mang theo vốn liếng
Việt cổ này làm chỗ dựa tinh thần trên đất mới, lưu giữ trong cộng đồng
người Huế cho tới bây giờ. Vì thế dù đã là thị dân từ lâu đời, người Huế
vẫn giữ nhiều tập quán cổ xưa có gốc từ văn hóa Mường, thí dụ tập quán ăn
rau dại (người Kinh ở miền Bắc chỉ ăn rau trồng). Cũng từ cội rễ Thanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.