HUẾ TẢN VĂN - ÁO BAY KHÉP MỞ NHIỀU TÂM SỰ - Trang 88

nguyên tắc của Chu Dịch trong xây dựng kinh đô: Tả Thanh Long, hữu
Bạch Hổ... Nhà thơ Bùi Giáng có hai câu thơ ngẫu hứng như đùa mà nói
trúng cái cốt lõi muôn đời của Huế: Dạ thưa xứ Huế bây giờ... Vẫn còn núi
Ngự bên bờ sông Hương! Ngoài biểu tượng linh sơn, thú lên núi thưởng
ngoạn từ lâu đời đã không thể thiếu trong đời sống người cố đô. Buồn lên
núi. Nhớ lên núi. Vui chơi Tết. Lễ cả thành phố lên núi. Sinh viên chia tay
nhau khi ra trường lên núi. Nhà quy hoạch thành phố lên núi để tầm mắt
bao quát hơn. Nhà thơ lên núi để tìm thi hứng... Các chúa Nguyễn, vua
Nguyễn xưa cùng thần dân lên núi và đề thơ. Bài thơ chữ Hán của nhà vua
Lên Núi Ngự Bình (thượng thư Ngô Đình Khả dịch) mô tả cảnh leo núi rất
vất vả: Càng leo lên càng thấy đường rất khó. Thở hết nổi, đẫm mồ hôi, bắp
chân nhừ nhuyễn... Nhưng khi lên tới đỉnh thì vua vô cùng sảng khoái, bởi
ở trên núi có thể nhìn khắp bốn phía kinh thành với những cảnh đẹp hùng
tráng làm cho nhà vua Dạo chơi chưa thỏa, lòng ta chưa muốn xuống núi...
Ngày xưa theo quan niệm cũ vào Tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng 9 âm lịch)
được coi là ngày xấu, mặt đất có khí độc, người Huế rủ nhau lên núi để
tránh họa. Hiện nay vào Tết Trùng Cửu người Huế vẫn có tục lên chơi núi
Ngự Bình, nhưng không phải để tránh họa mặt đất mà để thưởng ngoạn tiết
Trung Thu đang tới, thả hồn lộng gió, hít thở không khí trong lành của trời
đất!

Nhưng cuộc thượng sơn đêm Nguyên Tiêu mới thật đông đảo, vui

nhộn, náo nức khó quên. Dường như cả thành phố lên núi! Có lẽ rằm tháng
giêng là ngày trăng tròn đầu tiên trong một năm, kể từ sau Tết Nguyên Đán,
tiết trời chuyển từ đông lạnh sang xuân ấm, con người muốn gần gũi với
trời đất, mây gió, muốn tận hưởng những cảm giác giao mùa của thiên
nhiên chăng?

Ngay sau Tết, người Huế đã háo hức chuẩn bị lên núi. Các cuộc hẹn

hò của từng nhóm, từng đôi diễn ra âm thầm. người ta lặng lẽ chuẩn bị
bánh trái, rượu mứt, giấy bút, đàn, sáo, nem, chả, củi, đuốc, lều trại, phim
máy... Đúng chập tối ngày rằm, tất cả già trẻ gái, trai, nam thanh nữ tú đã tề
tựu dưới chân núi. Họ náo nức hướng về phía chân trời, khi vầng trăng rằm
xuất hiện, tất cả mọi người đều hớn hở dắt nhau lên núi. Từng nhóm, từng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.