Sen đã phát động cuộc đảo chính chống lại ông ta. Chính phủ đã được giải
tán.. Người ta cho là nếu Hun Sen có ý định tiến hành cuộc đảo chính thì
lúc ấy ông sẽ không đi nghỉ ở nước ngoài và sẽ có mặt ở thủ đô để điều
hành diễn biến này. Có nguồn tin cho rằng đúng hơn là cuộc giao tranh đã
được sắp đặt và phát động bở Ranariddh đang ở Phnom Penh vào ngay đêm
xảy ra cuộc xung đột, trong khi Hun Sen đang ở nước ngoài. Và khi điều đó
diễn ra thì Ranariddh đã bay sang Bangkok an toàn chỉ vài giờ trước khi
chiến sự nổ ra. Lời giải thích của Ranariddh về biến cố này lại hoàn toàn
trái ngược là : ông không làm điều gì phi pháp hoặc khiêu khích, và các lực
lượng của Hun Sen đã phát động cuộc tấn công trước.
Chính phủ cho biết “ Hoạt động khơi mào cho các cuộc xung đột là sự
thành lập “ bất hợp pháp “ của hai thành lũy của quân đội Funcipec – một
đơn vị đồn trú tại Wat Phniet ở tỉnh Kompong Speu và một đơn vị tập hợp
các lực lượng chung quanh dinh thự của Tướng Chao Sambath, một cán bộ
chỉ huy cao cấp của Funcipec.
Khi chính phủ nhận được đơn khiếu nại của các giới chức ở Kompong
Speu kêu ca là một đơn vị đồn trú “ bất hợp pháp” đã được dựng lên ở đó,
họ đã yêu cầu Tướng Nhiek Bun Chhay của Funcipec chuyển quân của ông
tới các doanh trại tại căn cứ Tang Krasang ở Phnom Penh . Nhưng ông ta từ
chối. Tất cả quân đội thuộc các cánh chính trị của Campuchia đều được cho
là đã được kết hợp với Lực lượng Vũ trang hoàng gia Campuchia (RCAF),
nhưng cách lý giái thông tin này thường gây ra tranh cãi. Vào đêm ngày 4
tháng 7, trưởng ban tham mưu của RCAF, Tướng Ke Kim Yan đã cố thúc
ép Nhiek Bun Chhay đóng cửa đơn vị doanh trại bất hợp pháp và chuyển
quân của ông ta đi. Vị tướng này vẫn không mảy may lay chuyển. Một tối
hậu thư đã được gửi tới Nhiek Bun Chhay buộc phải đóng cửa doanh trại
của ông ta vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 7.
Không có dấu hiệu nào cho thấy doanh trại ấy được đóng cửa, vào lúc 6 giờ
sáng, Ke Kim Yan đã ra lệnh bao vây doanh trại này và vào lúc 6 giờ 30,