họ đã đề nghị Nhà nước ngưng in tiền của mình ở Liên Xô. Nhưng Phnom
Penh không chịu thừa nhận việc họ cho chở tiền được in ở Liên Xô vào
nước.
Bộ trưởng có liên quan đến vấn đề này đã lẩn tránh. Hoàng tử Norodom
Chakrapong, con trai của Sihanouk, người gia nhập vào chính phủ của Hun
Sen vào năm 1992 làm phó Thủ tướng phụ trách về hàng không dân sự đã
phủ nhận tin đồn là UNTAC đã ngăn chặn việc tiền Riel ở Moscow được
chở bằng máy bay đưa vào lưu hành ở Campuchia để kiểm soát lạm phát
mà khi ấy nó đã tăng lên khoảng 150%.
Ông Chakrapng nói « Có nhiều lý do gây ra lạm phát bao gồm việc các
nhân viên của UNTAC chi tiêu quá nhiều đã làm cho giá thực phẩm tăng
vọt ».
Sau khi tồn tại qua được một vài năm mà không có biểu hiện cho thấy rõ sự
khác biệt ở một nước không lưu hành tiền tệ - Khơme Đỏ đã cấm dùng tiền
– Nhà nước bắt đầu cho lưu hành Riel vào năm 1980. Nhưng năm 1979,
chính phủ mới đã không phát hành đủ tiền và phải trả lương cho cán bộ
nhân viên nhà nước bằng hàng hóa – từ 16 tới 24 kg gạo mỗi tháng. Các
cán bộ công nhân viên nhà nước được trả bằng nhu yếu phẩm với giá rất
thấp. Mãi tới năm 1983, công chức mới bắt đầu được trả bằng tiền lương và
năm 1988 đã tăng lương lên 6.600 riel để chiếu cố đến giá cả sinh hoạt mắc
mỏ hơn. Các kho bạc nhà nước hết sạch tiền và những người chỉ đạo về tài
chính không được đào tạo đã coi thường vấn đề và làm dối trá qua loa cho
xong việc cũng đã góp phần vào việc gây cho tiền riel mất giá từ 4 riel đổi
được 1 đô la lên 880 riel mới đổi được 1 đô la trong năm 1992, và đạt tới
mức thấp kỷ lục, 5.000 riel đổi 1 đô la vào giữa năm 1993, trước khi khôi
phục lại còn 2.500 riel đổi 1 đô la vào tháng 10 năm 1994. Với khoản chi
phí có kể hoạch 186 tỷ riel (dưới 100 triệu đô la) trong năm 1992, và ngân
sách thâm hụt 83 tỷ riel, chính phủ đã thực hiện hết sức cũng chưa thể phát
triển đất nước được bao nhiêu.