tướng Úc, chỉ huy các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở
Campuchia , có lần đã nói với chúng tôi rằng mối liên hệ giữa những nhà
buôn gạo và Thái Lan nên phải dứt khoát cắt đứt vì sự ổng định giá cả. Con
đường duy nhất để làm điều đó là dựng lên các chốt chặn trên quốc lộ dẫn
sang Thái Lan.
Cần thiết phải có các chốt chặn. Nhưng cũng cần chúng trên các đường tiểu
ngạch mà xe gắn máy có thể đi được. Không có đường trải nhựa tới các
cánh đồng chết của Choeung Ek, chỉ cách Phnom Penh 30 phút đi xe. Chỉ
có những con đường đất mà xe bò, xe tải và ô tô chèn ép nhau để đi qua và
bụi bốc lên mù mịt.
Hầu như không có con đường nào được xây dựng sau thập niên 1930, còn
các con đường cũ phải chịu sự bắn phá liên miên của Khơme Đỏ . Phe du
kích này thường xuyên lui tới cắt đứt các đoạn đường không cho xe đi qua .
Có thể đi lại bằng xe lửa, nhưng chẳng đáng tin cậy mấy. Càng mạo hiểm
hơn cho những đoàn du lịch tây ba lô chưa kịp suy nghĩ đắn đo trước khi
chọn chặng đường đi bằng xe lửa. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, từ bị
bọn cướp đột kích cho tới Khơme Đỏ tấn công hoặc bị nổ mìn. Chỉ có hai
tuyến đường xe lửa có bề rộng một mét. Một tuyến dài 385 ki lô mét từ
Phnom Penh đến Poipet, một thị trấn biên giới Thái, được các nhà cai trị
thuộc địa Pháp xây dựng vào thập niên 1940 và một tuyến dài 263 ki lô mét
từ Phnom Penh đến cảng Sihanoukville , được xây dựng trong thời hậu độc
lập của Campuchia vào thập niên 1960. Trên tuyến đi Sihanoukville, đầu
máy xe lửa không ở đầu mà ở sau toa thứ nhất để có thể chịu nổi khi toa
đầu này cán lên mìn bị nổ. Một nhà ngoại giao châm biếm cay độc là những
người đi xe lửa ngồi ở toa đầu tiên được miễn phí vì chấp nhận rủi ro.
Những người lính bảo vệ được trang bị vũ khí hạng nặng đi quanh quẩn
một cách lơ đễnh trong các toa xe cũng không truyền cho hành khách được
sự tin tưởng bao nhiêu, và họ bị các cặp mắt hết sức hồ nghi của các du
khách nhìn mình trừng trừng.
Đi lại bằng đường hàng không vào thập niên 1980 cũng bị các rủi ro tương
tự như đi xe lửa. Mặc dù có sự lo sợ là máy bay loạt thường do Liên Xô chế
tạo có thể bị bắn tỉa khi lượn vòng hạ thấp dần trước khi đáp ở Siem Reap,