HUN SEN - NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG CỦA CAMPUCHIA - Trang 197

nhưng mối nguy hiểm thực sự là độ an toàn kỹ thuật của chính chiếc máy
bay ấy. Một phi đội với vài chiếc máy bay được bảo trì cẩu thả bời những
người Nga có tiếng là trả lương thấp cho các công nhân kỹ thuật của họ.
Hãng hàng không Campuchia , một hãng máy bay có biểu tượng lá cờ của
họ, điều hành phi đội máy bay gồm 3 chiếc máy bay cánh quạt Antonov-24,
2 chiếc phản lực Tupolev-134 và 3 chiếc trực thăng MI-8. Hãng máy bay
này ở phi trường Phnom Penh trên một khu vực sân lộ thiên, họ can đảm
điều hành các chuyến bay thường xuyên đến Siem Reap, Stung Treng và
hàng tuần có hai chuyến đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đi từ
thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh không thuận tiện vì hàng tuần hai
chuyến bày này hầu như lúc nào cũng hết chỗ, buộc du khách phải chịu đi
bằng xe taxi mất 8 giờ qua biên giới tại Bavet, du khách sẽ phải đi qua một
con sông, có các lính bảo vệ và các viên chức di trú với vẻ mặt khó chịu.
Người rành rẽ về Campuchia thường cho đây là một đất nước nơi mà xe bò
là cách đi lại được ưa chuộng hơn. Nhưng không phải nhiều dân làng có thể
có đủ tiền mua bò hoặc xe dùng cho bò kéo. Tuy nhiên, thường hay thấy xe
đạp và xe mô tô nhiều hơn. Có 5.000 xe ô tô ở các thành phố vào năm 1989
và có đến 6 vạn xe mô tô. Năm 1992, lượng ô tô tăng vọt lên 4 vạn chiếc,
phần lớn số xe này do 22.000 quân Liên Hiệp Quốc đã mang vào nước này
và những nhà giàu mới phất lên sử dụng.
Một trong các khía cạnh của cuộc sống làm cho bực mình hơn ở
Campuchia vào thời điểm đó, là du khách và cư dân địa phương họ phát
hiện nước sử dụng bị hôi thối. Khách sạn 5 sao không cung cấp nước uống
trong phòng. Nước đó được bơm lên từ sông Mê kông mang đầy phù sa
màu đỏ - màu sắc của chính phủ.
Thành phố Phnom Penh lấy nước uống từ các dòng sông Tonle Sap và
Tonle Bassac. Hết sức bừa bãi, thành phố này xả nước thải qua cống rãnh
vào chính nước họ dùng để uống. Nước sông được lọc tại các nhà máy xử
lý nước của Pháp xây dựng đã quá cũ kỹ, mà thường bị hết hóa chất để xử
lý ; và khi điều đó xảy ra, thì nươc được cấp luôn cho thành phố mà không
xử lý nữa. Cho tới giữa thập niên 1990, chỉ 20% cư dân thành phố có thể
dùng nước giếng, nước ao và nước ở các dòng suối ở tình trạng rủi ro gây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.