sức với nhau, nhưng không gây ảnh hưởng đến người nước ngoài.
Kamaralzaman Tambu, một ký giả người Malaysia của một tờ tuần báo khổ
nhỏ Cambodia Times, đã so sánh tình hình này với tình trạng nổi loạn của
cộng sản ở Malaysia vào thập niên 1950. Ông nói « Thậm chí ngay trong
thời gian có nổi loạn như thế, người dân Singapore vẫn đến thăm thân nhân
của họ ở bán đảo Malaysia ». Người Singapore bây giờ đã là các đối tác
buôn bán lớn nhất của Campuchia . Tiếng kêu của máy đếm tiền ở Phnom
Penh còn át cả tiếng súng ở nơi xa.
Các tình trạng bừa bãi lún sâu đã ăn mòn cốt lõi của chính quyền Hun Sen
và lực lượng khổng lồ 150.000 công chức ở 19 tỉnh (tiếng Campuchia gọi
tỉnh là khét) và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Các khét được khá nhiều
quyền tự quản tài chính để tăng ngân sách, các khoản thu thuế ít khi được
họ báo về thủ đô. Điều đó chẳng mới lạ gì và đã diễn ra ở cả Trung Quốc
lẫn Ấn Độ, nơi chính phủ trung ương phải đương đầu với sự phản đối của
các bang. Ở Campuchia , các Chủ tịch tỉnh kiểm soát phạm vi của họ, huy
động và chi tiêu ngân quỹ của họ theo cách họ đã chọn để ít bị các Thủ
trưởng chính trị của họ ở Phnom Penh can thiệp vào. Người ta cho là các vị
Chủ tịch tỉnh đòi hỏi quyền tự quản như thế để đổi lại sự trung tahnhf với
chính phủ của Nhà nước Campuchia . Phần lớn vấn đề khó khăn cho các
Chủ tịch tỉnh là việc liên lạc thường xuyên với chính phủ trung ương vì các
kết nối điện thoại hầu như không thực hiện được và các bản fax không
chuyển được từ các vùng xa xôi. Ngân sách tỉnh vẫn không được minh bạc
cho tới cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Chính phủ mới đã thông qua
một luật về tài chính chủ yếu để các tỉnh phải chuyển thẳng thu nhập vào
kho bạc nhà nước ở Phnom Penh . Nhưng giữa năm 1995, Thủ tướng thứ
nhất Ranariddh dường như đã rút đạo luật này.
Trong một cuộc nói chuyện với các tác giả, ông đã biện minh cho tình trạng
trước đây, nơi các tỉnh có được quyền tự quản tài chính nhiều hơn. Thái độ
ngược lại cho là Ranariddh đã không bẻ gãy nổi thế giữ chặt các khoản lợi
nhuận ở các tỉnh.
Kho bạc nhà nước đã không còn tiền vào năm 1991. Trong năm ấy, ngân
sách chính phủ cấp chỉ được phân nửa. Vào những ngày đầu của chế độ