phương Tây và giới báo chí ở châu Á mà ông thường xuyên dành cho các
cuộc phỏng vấn. mang ơn ông đã dành cho các cuộc tiếp kiến, giới báo chí
đã viết các câu chuyện tâng bốc ông. Hun Sen theo dõi khuynh hướng của
Sihanouk, người chỉ trích kịch liệt chính phủ của ông, nhưng ông không
phản ứng lại vì sợ rằng đối đầu trực tiếp với hoàng thân sẽ bị nhân dân xem
là xúc phạm đến phẩm giá của hoàng gia.
Sihanouk đã lợi dụng triệt để tư cách của ông là một lãnh tụ chính trị lão
thành. Vì vậy, khi ông biết rõ là Khơme Đỏ sẽ không chịu giải giới quân
đội của họ - như Hiệp định Hòa bình đã quy định – ông đã đưa ra một loạt
các lời phát biểu lên án phe du kích.
Lần đâu tiên ông bộc lộ cảm xúc thực sự của mình về Khơme Đỏ để trả lời
cho câu hỏi chúng tôi đưa ra. Đó là một lời tuyên bố thẳng thắn nhất về
Khơme Đỏ . Được hỏi, liệu UNTAC có nên duy trì cuộc bầu cử gồm ba
thành phần , giữa Đảng CPP của Hun Sen , Mặt trận Giải phóng Dân tộc
Nhân dân Khơme của Son Sann và Đảng Funcipec của Norodom
Ranariddh, ông trả lời « Đó là giải pháp tốt nhất vì Khơme Đỏ đã không
cho UNTAC có sự lựa chọn nào khác ».
Đó là lập trường cực đoan đối với một người đứng đầu nhà nước ở vị trí
trung lập, nhưng ông đã cảm thấy rằng đất nước được tốt đẹp nhiều hơn vì
không phải chịu hy sinh do sự bất hợp tác của phe du kích. Vào thời điểm
đó, Sihanouk đã lên đứng đầu nhà nước ở vị thế trung lập dường như vì
những lý do chính trị có cơ sở. Ngay cả trước khi Hiệp định Hòa bình Paris
được ký vào năm 1991, ông đã thấy được chức vụ này sẽ đáp ứng tốt nhất
cho tham vọng chính trị sắp tới của mình, chứ không phải là người đứng
đầu Đảng Funcipec, mà ông đã dựng lên sau khi bị hất ra khỏi chính quyền,
nhưng là người đứng đầu nhà nước. Theo một ý nghĩa khác, ông có thể ở
vào thế nhất cữ lưỡng tiện. Bàng cách nhường lại cương vị lãnh đạo cho
Ranariddh, con trai của ông – giống ông như đúc – ông đã đánh cược là
người con trai này của ông sẽ đứng đầu đảng, chiến thằng trong cuộc bầu
cử và mở đường cho ông giành lại quyền lực. Được chỉ định làm người