chúng không biết cách giao du với những đứa trẻ khác ; vì ở gia đình ,
chúng đã phải theo nề nếp kỷ luật khá sớm ».
Bà nói « Tôi chỉ phải gọi về có một lần khi cha chúng gặp Manet va Manit,
lúc ấy chúng đang đi với nhau. Nói chung, chúng tôi chỉ cần hướng dẫn
chúng nghe theo và không bao giờ phải thực sự la rầy chúng ».
Những năm tháng phải chịu khổ sở cùng với đứa con đầu tiên còn sống qua
được cái cảnh ấy, Hun Manet, đã có mối liên kết không thể tách rời giữa mẹ
và con.
Người mẹ tỏ vẻ tự hào nói « Hun Manet lúc nào cũng đứng đầu lớp hoặc
trong trường hợp kém nhất cũng phải đứng thứ hai hoặc thứ ba. Khi còn bé
cậu ta đã phải tự đi học ».
Bà kể « Hun Manet là đứa bé thật lạ. Cháu là đứa duy nhất trong các con
tôi đã phải khóc khi tôi cho cháu cái áo sơ mi mới ».
Cậu bé bật lên khóc, vì cậu ta thấy cha mẹ cậu đã phải chịu khổ sở quá
nhiều. Cậu bé đã chia sẻ nỗi đau khổ của họ. Một đứa con có quyết tâm,
Manet đã ngạc nhiên thấy ngoài công việc quá bề bộn thường xuyên mà
cha mẹ cậu còn chịu học thêm tin học và tiếng Thái.
Bà nói « Manet không bao giờ đi dự tiệc tùng hoặc xin chúng tôi tiền vào
bất cứ lúc nào. Trước khi đi New York, cháu đã thi ở Campuchia và đứng
đầu về môn toán ».
Hun Sen tự hào về Manet, anh đã nhận được tài trợ đi học tại Học viện
Quân sự ở tiểu bang New York ở Mỹ vào giữa thập niên 1990. Manet đã tốt
nghiệp Học viện này vào tháng 5 năm 1999. Hun Sen sung sướng bay sang
Mỹ để dự buổi lễ tốt nghiệp này.
Thanh minh cho tình thương hết sức đặc biệt của bà, Bun Rany nói « Cuộc
sống thật khổ cực đối với Manet, khi tôi mang thai cháu, chúng tôi chỉ có
cháo ăn với cá xay. Hầu như chúng tôi không có được các thứ xa xỉ như rau
củ hoặc thịt. Tôi cảm thấy hết sức xót xa cho cháu. Tôi yêu thương các con
như nhau, nhưng tôi cảm thấy có mối liên kết đặc biệt với cháu vì những gì
chúng tôi đã phải chia sẻ với nhau ».
Sự nghiệp chính trị của Hun Sen đã chiếm mất nhiều thời gian mà gia đình
họ có thể dành cho nhau.