cử vào năm 1998 dường như không hiện thực, vì không có đảng nào hy
vọng giành được hai phần ba đa số phiếu cần thiết để tự mình thành lập
chính phủ. Đối với các vấn đề phức tạp hơn, toàn bộ chính quyền dân sự đã
thỏa hiệp theo các chính sách của Đảng. Ranh giới phân chia đảng phải,
chính phủ và tất cả các quan chức của chính phủ đã được xóa bỏ.Công chức
và các Bộ trưởng nhất thiết phải là thành viên của các đảng, và điều này đã
chính trị hóa toàn bộ bộ máy chính phủ và chính quyền – một mối quan hệ
không thể tách rời nhau.
Vào thời điểm này, tương lai của chế độ quân chủ đã không còn chắc chắn.
Nhà vua Sihanouk – đã được gọi là quốc vương vào ngày 24 tháng 9 năm
1993, khi ấy đất nước lại trở thành một vương quốc – vẫn còn phải chữa trị
căn bệnh ung thư ở Bắc Kinh. Vị quốc vương 71 tuổi này đã lên ngôi,
nhưng không trị vì và đã không chỉ định người nối ngôi, tuy nhiên, ông
thường nói là ông rất muốn làm như vậy. Có lần ông đề nghị Ranariddh kế
vị ông, nhưng Ranariddh đã từ chối vì đang theo đuổi một tương lai xán lạn
của một chính sách. Chúng tôi hỏi Hun Sen liệu điều này có nghĩa là dòng
dõi kế vị ngôi báu chưa được rõ ràng và có thể nổ ra một cuộc tranh giành
ngôi báu tái diễn lại lịch sử Khơme cổ hay không.
Ông nói “Chúng tôi hy vọng nhà vua sẽ sống thọ cho công cuộc thống nhất
đất nước. Chúng tôi cần ông không chỉ trong một hoặc hai năm, mà còn
trong nhiều năm nữa. Đó là điều tôi ước nguyện”.
Bỏ dở câu hỏi, Hun Sen bắt đầu đề cập về môi trường đầu tư đã được cải
thiện. Ông đã đủ dày dạn kinh nghiệm để hiểu được rằng quốc gia của ông
sẽ chưa có được nhiều nước viện trợ. Vào hồi năm 1992, ông đã nói với
chúng tôi là ông không mấy vui vẻ về tiến độ chậm chạp của viện trợ nước
ngoài cho quốc gia ông và đang phải xem xét lại các đề tài đã được thảo
luận trước đây.
Ông nói “Thế giới có quá nhiều vấn đề, như ở Somali, Nam Tư,
Afghanistan và Angola. Tôi còn lo lắng sẽ có nhiều vấn đề ở các nơi khác
trên thế giới – và lúc ấy khoản viện trợ sẽ phải rót vào các nơi khác. Điều
chúng tôi muốn thấy là khoản tiền đã cam kết phải đến được nhanh chóng.
Một số nước , như Nhật Bản đã dốc hết ngân quỹ rồi”.