HUN SEN - NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG CỦA CAMPUCHIA - Trang 318

đầu Khơme Đỏ ra xét xử, thì sự ân xá ấy dường như chỉ là một sự giảm tội
tạm thời, một kiểu nghi binh của Hun Sen để ly gián phe du kích.
Khi Khieu Samphan và Nuon Chea chịu quy hàng chính phủ Campuchia
vào tháng 12 năm 1998, vấn đề đưa ra tòa xét xử có khả năng gây ra bất
đồng tiếp diễn sôi sục. Bộ đôi này đã làm tăng thêm sự xúc phạm khi họ
nói “Xin lỗi” về các tội ác chống lại nhân loại , và sau đó nhanh chóng rút
vào nơi tiện nghi mát mẻ, ở các phòng nghỉ một đêm tốn hết 105 đô la tại
khách sạn hạng sang Le Royale ở Phnom Penh , lúc ấy lẽ ra họ đã phải bị
nhốt vào trại giam T-3 của thành phố. Rõ ràng, đúng là họ đang cố gắng
thoát khỏi sự trừng phạt về tội thảm sát hàng loạt.
Hun Sen vẫn giữ vững lập trường của mình bằng cách nhất định đòi họ sẽ
phải đối mặt với một phiên tòa xét xử. Thậm chí người chỉ trích chính phủ
gay gắt nhất, Sam Rainsy, cũng đưa ra lời ủng hộ đề nghị của Hun Sen .
Thế nhưng còn một tướng Khơme Đỏ , Ta Mok, cũng được gọi là “tay đồ
tể” vẫn còn thong dong và trở thành mối băn khoăn lo ngại nếu ông ta được
để cho tung hoành ở trong rừng, thì ông ta sẽ có thể củng cố lại lực lượng
đã bị thất trận, và một lần nữa trở lại kiểm soát một vùng đất của
Campuchia . Đáng ngại hơn, các nhóm người Khơme Đỏ có thể tập hợp
chung quanh ông ta và biến thành những tên cướp đi khủng bố dân chúng.
Một số người Campuchia không trung thực nói rằng bới móc vấn đề đó là
vô nghĩa, và họ cho rằng cách tốt nhất để hòa giải dân tộc là xóa bỏ ý định
tổ chức phiên tòa xét xử. Nhưng điều này sẽ đặt ra một tiền lệ vô đạo lý đối
với tội ác táng tận lương tâm và đưa đất nước đi vào con đường hiểm
nghèo. Nếu có thể nói được như thế, thì cách để chữa lành vết thương ấy ,
buộc nhân dân phải đưa quá khứ đã bị chôn vùi ra vạch trần công khai, dám
đương đầu với nó và trừng trị tội lỗi đó để làm gương. Không có sự xét xử
nào, mọi tên cướp sẽ thầm hiểu là chúng có thể dùng súng mà không sợ
pháp luật, và sẽ báo hiệu cho tàn quân Khơme Đỏ là chúng có thể tập hợp
lại và giữ mãi sự mơ tưởng của chúng.
Hơn nữa, việc xét xử được tổ chức ở tòa án Campuchia còn có tầm quan
trọng quyết định. Ở phạm vi rộng, thảm kịch Campuchia là kết quả từ sự
phá hoại của Mỹ trong thời chế độ trung lập của Hoàng thân Sihanouk .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.