Hành động ném bom bí mật Campuchia của Tổng thống Mỹ Richard Nixon
đã kích động lòng căm giận của người Khơme và tạo ra những con người
cuồng tín, chẳng hạn như Pol Pot, và làm nảy sinh phe Khơme Đỏ . Pol Pot
đã khinh miệt phương Tây về chuyện tàn phá đất nước của ông ta, và bằng
sự cuồng nhiệt muốn tiêu diệt tất cả các dấu vết của phương Tây từ cộng
đồng Khơme, ông ta đã giết chính người dân của mình. Là một kẻ thủ đoạn
chủ động và ủng hộ phe phái trong đời sống chính trị Campuchia , sự bắn
phá không thương xót của Mỹ xuống một đất nước nghèo nàn và vai trò
mập mờ không kiên định của Sihanouk , họ đã loan tin rộng rãi là
Washington có quyền theo đạo lý để tự cho mình có quyền xét xử về những
cố gắng khó nhọc của Campuchia ngày any.
Một phiên tòa xét xử những nhà lãnh đạo Khơme Đỏ đang lâm vào nguy cơ
bị một vài nước đóng vai trò bí mật hậu thuẫn Pol Pot để cho chìm xuống.
Những nước hậu thuẫn ông ta trước đây đã được biết rõ. Bằng sự nỗ lực
của họ lật đổ chính phủ Hun Sen vào những năm 1980, Trung Quốc,
phương Tây và ASEAN đã hậu thuẫn Khơme Đỏ . Cụ thể là Trung Quốc đã
công khai phản đối việc tổ chức phiên tòa xét xử vì vai trò đáng ngờ của họ
sẽ trở nên rõ ràng. Điều đó còn là một sư bưng bít công lý rõ rệt, nếu tính tư
lợi hẹp hòi của một vài quốc gia đã khiến cho họ phải ngăn cản phiên tòa
xét xử nhằm che giấu sự ủng hộ Khơme Đỏ đang bị chỉ trích của họ.
Có nhiều người vẫn nói tới nói lui về sự kiện Hun Sen cũng phải bị đưa ra
phiên tòa xét xử, vì ông là thành phần của Khơme Đỏ cho tới khi ông rời bỏ
hàng ngũ trốn sang Việt Nam vào năm 1977. Sự thật là ông không phải là
người có quyền đưa ra các quyết định ở phe Khơme Đỏ Ông là một người
chỉ huy về quân sự, đã chạy trốn khi được yêu cầu tấn công người vô tội.
Nếu Hun Sen bị đưa ra xét xử thì Nhà vua Sihanouk cũng phải bị xét xử, vì
ông đã là người đứng đầu nhà nước trong một thời gian khi Pol Pot cai trị.
Nhưng những người điều tra đã không phát hiện thấy có sự dính líu đến hai
người này.