Sihanouk, một nhà lãnh đạo trẻ của họ có sức lôi cuốn quần chúng. Các
thanh niên lớp lớp lũ lượt gia nhập du kích để bảo đảm Sihanouk được trở
lại cai trị. Hun Sen đã giao số phận mình cho Khơme Đỏ mà không hay
biết.
Ông nói « Tôi không biết là tất cả những người này thuộc Khơme Đỏ . Tôi
chỉ hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng thân Sihanouk. Vào năm 1974, tôi đã
nhận ra được không phải là Sihanouk mà Khơme Đỏ điều khiển mọi việc ».
Hun Sen và những thanh niên yêu nước của ông đã biết các tội ác mà
Khơme Đỏ đang phạm. Có Sihanouk đã tạo thêm cho phe du kích tiếng tăm
nể phục mà không ai có thể tin được các cán bộ cao cấp có thể chỉ thị cho
thảm sát hàng loạt và những kẻ đó liền đổ lỗi cho các cấp dưới của họ. Họ
đã lầm. Các quyết định ấy được đưa ra từ người có chức vụ chóp bu. Cuối
cùng, không phân biệt thanh niên Campuchia theo phe nào – Khơme Hồng
hay Khơme Xanh – vì tất cả người Campuchia đều là con tin của cuộc nội
chiến đang lan rộng.
Khi chế độ Lon Nol bị hy sinh nhiều quân từ các cuộc tấn công của Khơme
Đỏ được duy trì liên tục, tình trạng đó đã khiến cho họ phải cố gắng tuyển
mộ được những người có khả năng hơn, và ngay cả Hun Sen cũng được ra
sức thuyết phục đứng vào hàng ngũ của họ.
Hun Sen kể « Tôi có một vài người bà con ở phía Lon Nol. Một trong
những người ấy là Nou Thol, một tướng hai sao. Họ đã yêu cầu tôi vào
thành phố. Thậm chí còn hứa cho tôi cấp đại tá ».
Tướng hai sao này đã phái một toán sĩ quan tới nói chuyện với Hun Sen và
rủ rê ông vào thành phố. Nhưng ông không đi.
Hun Sen nói « Dù tôi có đi vào thành phố tôi sẽ vẫn là một người lính. Và
dù tôi có ở lại vùng giải phóng thì tôi cũng sẽ chẳng khác gì hơn. Vì vậy,
tôi không có sự chọn lọc nào. Tuy nhiên, tôi có được thêm nhiều hiểu biết
về chế độ Lon Nol qua cuộc đấu trí ấy ».
Nhưng ông không thể ở được nơi ấy nữa. Ông đã ngày càng ghê sợ những
hành động dã man của Khơme Đỏ và bắt đầu nghĩ cách trốn thoát.
Khi bắt đầu chống lại Khơme Đỏ , ông đóng quân ở vùng phía đông của
sông Mê kông, gần nơi cha mẹ ông sống. Ông cho biết cán bộ chính ủy