công những người theo đạo Hồi ».
Cũng có nhiều lần như vậy, nếu tôi thấy các mệnh lệnh của cấp trên không
thể tiến hành được.
Hai tháng trước khi ra viện, Hun Sen đã nhận lệnh tấn công Việt Nam trên
ba phòng tuyến dọc theo biên giới kéo dài 30 kilômét giữa Campuchia –
Việt Nam .
Hun Sen kể « Tôi chỉ huy một tiểu đoàn, còn một tiểu đoàn do Heng
Samrin chỉ huy. Tôi đã trì hoãn cuộc giao chiến ấy cho tới khi tôi trốn thoát.
Chúng tôi lấy cớ là mình không thể tấn công vì thiếu thông tin quân báo ».
Quân ủy Khơme Đỏ và các Lực lượng Vũ trang Cách mạng vẫn nhất định
giữ ý đồ của họ. Khi ấy, Hun Sen bị buộc phải tấn công Việt Nam vào năm
1977 với ý đồ dời các cột mốc biên giới và lấn sang lãnh thổ của Việt Nam
. Cuối cùng, ông đã tiến hành một cuộc xâm nhập nhỏ vào biên giới để làm
bằng chứng đã thực hiện nhằm thỏa mãn mệnh lệnh cấp trên.
Ông kể « Tôi chỉ dời một cột mốc biên giới vào Việt Nam khoảng 200 mét.
Đây là nơi lực lượng của tôi và lực lượng của Việt Nam tấn công lẫn nhau
».
Các câu hỏi vẫn còn được đặt ra về vai trò của Hun Sen và các cộng sự của
ông. Ông đã từng tấn công Việt Nam . Có phải lực lượng của một chỉ huy
khác của Khơme Đỏ , Heng Samrin đã tấn công Việt Nam ?
Hun Sen nói « Tôi đã rời khỏi khu vực ấy một năm trước Heng Samrin và
Chea Sim. Các sự kiện bị bóp méo là tôi đã tấn công tỉnh Tây Ninh và Sông
Bé của Việt Nam , vì các lực lượng ở khu vực miền đông của Campuchia ,
gồm cả lực lượng của Heng Samrin , không còn được Angkar tin tưởng ».
Vì thế, các cánh quân do Ta Mok chỉ huy, một cán bộ chỉ huy cấp cao của
Khơme Đỏ đã được điều đến các tỉnh phía đông Campuchia để áp sát lực
lượng của Heng Samrin. Họ buộc Heng Samrin phải tiếp tục tấn công.
Các cuộc giao tranh nhỏ đó tạo cho Hun Sen cơ hội bằng vàng để trốn sang
Việt Nam . Tình thế ông không còn có thể ở lại Campuchia . Chắc chắn ông
sẽ bị Pol Pot bắt giết.
Hun Sen kể « Đúng là Pol Pot đã sai lính đi giết tôi. Nếu tôi không quyết
định tấn công và chống cự vào ngày đó tôi chắc đã bị toi mạng. Vào ngày