nếu có bất cứ điều gì sai sót, thì Pol Pot sẽ gán cho họ chịu trách nhiệm.
Vì vậy, Hun Sen được bảo phải viết là các cán bộ chỉ huy (lúc bấy giờ)
được Angkar triệu tập đi huấn luyện và được lệnh xuất phát vào cùng buổi
chiều. Nhưng tên chỉ huy này đã không chú ý tới một câu được Hun Sen đã
khéo đùa thêm vào lá thư: Là Hun Sen đã rủ tất cả các cán bộ chỉ huy ấy bỏ
sang Việt Nam với ông.
Ý tưởng trốn sang Việt Nam là điều mà Hun Sen nghĩ sẽ bị người ta
nguyền rủa, ông đã bị gieo rắc sự nghi kỵ Việt Nam ăn sâu trong mình.
Giống như hầu hết các thanh niên Campuchia , ông tự hào về chế độ quân
chủ, nền độc lập của quốc gia mình và ông đã nhìn Việt Nam bằng con mắt
nghi ngờ ?
Hơi mỉm cười, ông kể “ Từ khi còn bé, thực sự tôi không có quan hệ tốt với
Việt Nam . Thanh niên Campuchia và thanh niên Việt Nam học cùng
trường ở Phnom Penh bị chia rẽ và không có quan hệ tốt với nhau”.
Trong các ngày lễ nghỉ học, ông làm nhân công lao động tại công trường
xây dựng ở Phnom Penh , nơi một Học viện kỹ thuật đang được xây dựng.
Các công nhân Việt Nam và Campuchia thường xuyên cãi nhau, khi chủ
nghĩa dân tộc lóe lên đã kích động bên trong mình, ông không thể giữ được
mối quan hệ giao hảo với các công nhân Việt Nam . Ông đã ngày càng tỏ ra
có quan hệ lắm cái thích cùng nhiều điều ghét không rõ ràng đối với họ.
Không lâu sau khi gia nhập du kích, ông đã sống một thời gian ngắn trong
cùng trại với bộ đội miền Bắc Việt Nam đang hợp tác với những người theo
Sihanouk.
Hun Sen nói “Đồng ý là Việt Nam giúp chúng tôi nhưng chúng tôi cũng đã
cố tỏ thái độ không hợp tác với họ. Ngoài ra, Việt Nam còn giúp chúng tôi
vào năm 1970 theo lời yêu cầu của Sihanouk. Việt Nam sẵn lòng cung cấp
gạo ngon cho chúng tôi, giữ gạo xấu lại ăn. Vào thời điểm đó, chúng tôi
thường phản đối họ, chúng tôi còn đánh cắp vũ khí trong kho của họ khi họ
không có mặt, vì Campuchia không có đủ để trang bị. Tôi cũng đã dời các
cột mốc biên giới sang phía Việt Nam , khiêu khích nhiều cuộc giao chiến
giữa lực lượng của tôi và quân Việt Nam “.