tôi bỏ trống sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977, chỉ huy của tôi đã bị bắt.
Một người đi xe gắn máy đã đón tôi ở trung đoàn gần Memot và đưa tôi tới
một tiểu đoàn gần đó. Ở đó, tôi đã gặp bạn bè, khoảng 30 người là những
cán bộ chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn. Tôi biết tất cả họ đều đã bị bắt. Tôi
thấy rất khó quyết định. Tôi phải làm gì để giải thoát họ ? Lúc ấy một giải
pháp chợt nảy ra : chỉ có cách duy nhất là giết tên chỉ huy đang nói chuyện
với tôi ».
Bình thường, Hun Sen mang hai khẩu súng ngắn. Một khẩu giấu trong túi
xách của ông. Khẩu kia đã nạp đạn được đeo bằng dây da ở sau lưng.
Hun Sen kể “ Tôi đã ba lần cố lấy súng khỏi túi xách để giết tên chỉ huy ấy.
Tên chỉ huy này nhỏ con hơn tôi và hắn ta có một khẩu súng ngắn giấu ở
dưới nách, vì vậy tôi biết hắn sẽ không thể móc súng ra ngay được. Lần đầu
tôi với tay vào túi xách mà quyết định không móc súng ra, thay vào đó tôi
lấy ra một cuốn sách. Lần thứ hai tôi lại chần chừ và thay vì móc súng ra,
tôi lôi một cây viết ra. Lần thứ ba tôi vẫn do dự, rồi tôi lấy ra cây thước
kẻ”.
Tại sao ông lại do dự ?
Ông nói “ Sở dĩ như vậy vì nếu tôi giết tên chỉ huy ấy tôi sẽ phải ra lệnh
cho tất cả lực lượng ở đấy tấn công đồng loạt. Vào thời gian đó, trong quân
đội không dễ gì hiểu rõ được nhau. Nếu tôi giết tên chỉ huy này mà mình
không biết chắc lính có theo tôi hay không hoặc liệu một số họ sẽ cố tình
giết tôi hay không. Lúc ấy chúng tôi chắc chắn sẽ tự biến mình thành
những kẻ sát nhân. Vì thế, tôi cố gắng tìm lối thoát khỏi tình huống đó bằng
cách báo cáo với tên ấy về vị trị của tất cả các lực lượng”.
Bị ép buộc, Hun Sen đã nói cho tên chỉ huy biết ông vẫn còn 1.776 lính
dưới quyền chỉ huy của mình. Ngay cả sau khi ông đã nói rõ các thông tin
đó, tên chỉ huy này vẫn ở lại đó. Ông ta tịch thu hết tất cả điện thoại, các đồ
trang bị và đưa đi tất cả các vũ khí hạng nặng, như súng DK-75 và 20 ly.
Sau đó, Hun Sen bị ép buộc phải viết thư viện cơ chính đáng để bắt tất cả
các cán bộ chỉ huy trong vùng, họ là bạn bè và đồng nghiệp của ông. Vào
thời điểm ấy hầu hết các cán bộ chỉ huy đều sợ ghi tên mình vào bất cứ
giấy tờ nào, họ chỉ muốn người khác chịu trách nhiệm. Sở dĩ như vậy vì