Các tướng sợ xanh mắt, nín-lặng không dám nói lại làm sao.
Nguyên chúa tức giận, muốn chém Thoát-Hoan và cả các tướng, may có
quần thần can ngăn, mới thôi.
Nguyên chúa bấy giờ sắp sửa cất quân vượt bể đi đánh Nhật-bản. Thấy
truyện bại trận này, lập tức trừu hết quân đi đánh Nhật-bản lại, và sai đóng
thêm 300 chiếc tàu, truyền hịch cho ba tỉnh: Giang-hoài, Hồ-quảng, Giang-
tây, tụ tập quân sĩ, hẹn đến tháng tám thì cất quân noi đường Khâm, Liêm
sang đánh báo thù nước Nam.
Quan tỉnh Hồ-nam tên là Duyến-Kha dâng sớ về can rằng:
- Quân ta bại trận mới về, kẻ dấu vết chưa khỏi, người đau yếu chưa
dậy, xin hãy cho quân-sĩ nghỉ ngơi dưỡng sức ít lâu, rồi sẽ định kế xuất
chinh.
Nguyên chúa nghe nhời, cho quân sĩ nghỉ ngơi vài tháng. Còn Trần-ích-
Tắc khi trước hàng Thoát-Hoan theo về Tàu, hãy cho ra ở Ngạc-châu.
Qua sang mùa xuân tháng hai năm sau, bấy giờ là năm Đinh-hợi, niên
hiệu Trùng-hưng thứ ba (niên hiệu Chí-nguyên nhà Nguyên thứ 24, lịch tây
1287). Nguyên chúa kén lấy 7 vạn quân, 5 trăm chiếc thuyền ở Giang-hoài,
Hồ-quảng, Giang-tây ; lại phát 6 nghìn quân Vân-nam và 1 vạn 5 nghìn
quân ở bốn châu ngoài bể. Sai Thoát-Hoan làm Đại-nguyên-súy, A-bát-
Xích làm Hành-tỉnh-tả-thừa, Áo-lỗ-Xích làm Bình-chương-chính-sự, Ô-mã-
Nhi, Phàn-Tiếp làm Tham-tri-chính-sự, khởi thêm quân trong nước cả thẩy
30 vạn, cho theo Thoát-Hoan sang đánh nước Nam, giả danh đưa Trần-ích-
Tắc về nước, lập làm An-nam quốc vương. Lại sai Vạn-hộ là Trương-văn-
Hổ theo đường bể tải hơn 70 vạn tạ lương sang cấp cho quân ăn.
Thoát-Hoan phụng mệnh sắp sửa cất quân đi. Sực có cận-thần vào tâu
với Nguyên chúa rằng: