cho ngài được chuyên quyền phong tước ; trừ ra chỉ tự tước hầu thì cho ngài
phong trước rồi mới tâu sau. Thế mà ngài không dám tự tiện phong thưởng
cho ai chút nào. Phàm các nhà giầu, ngài có quyên tiền gạo, để cấp cho
quân ăn, thì ngài chỉ phong cho làm Giả-lang tướng mà thôi, đó là ngài giữ
phận làm tôi cẩn thận như thế. Bởi thế ngài mất đi, tự vua quan cho chí
bách-tính ai cũng thương tiếc.
Tự khi lập đền ở Vạn-kiếp, hai xã Vạn-an, Dược-sơn ngày đêm đèn
hương phụng sự. Ngài thường hiển linh trừ ta trị bệnh cứu hộ nhân dân. Khi
nào có giặc, triều-đình sai quan đi đánh, thường đến cầu đảo, hễ thấy thanh
kiếm thờ trong đền tự nhiên rung động, thì khi ấy tất thắng trận.
Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng, lịch triều có sắc phong ngài là
Thượng-đẳng linh thần.
Phụ-thân ngài được truy phong làm Khâm-minh đại-vương.
Mẫu-thân ngài truy phong làm Thiện-đạo quốc-mẫu.
Phu-nhân ngài là Thiên-thành thụy-dương, ngọc-nhất, trưởng-công-chúa
cũng được truy tôn làm Nguyên-từ quốc-mẫu.
Các con ngài là Hưng-võ vương Quốc-Nghiễn, Hưng-hiến vương Quốc-
Úy, Hưng-nhượng vương Quốc-Tảng, về sau cũng được phong làm đại-
vương. Con thứ tư là Hưng-trí vương Nghê từ khi đánh Nguyên giở về đến
làng Chung-mỹ huyện Thủy-đường tỉnh Hải-dương,
chiêu mộ lưu dân,
cho tụ tập làm ăn. Về sau mất đi, dân ở đấy lập miếu phụng tự, lịch đại có
sắc phong làm phúc-thần.
Các bộ-tướng của ngài: Phạm-ngũ-Lão về sau lại đánh Ai-lao, Chiêm-
thành có công được phong làm Điện-tiền thượng-tướng-quân. Sau khi mất,
làng Phù-ủng lập miếu thờ làm phúc-thần.