Đền Kiếp bia cao truyền sự nghiệp,
Sông Đằng sóng cuốn hiển uy danh.
Giời Nam hương hỏa còn ghi nhớ,
Oanh liệt kìa kìa dấu hiển linh!”
Hưng-đạo vương mất rồi, các vương-tử sai người về kinh-đô báo phó.
Vua bấy giờ đang ngự đền Tuyền-thất, nghe tin ngài mất, than khóc nói
rằng:
- Thượng-phụ vì nhà-nước mặc áo giáp cầm đồ binh, quét sạch bụi rợ
Hồ, đem lại thần kinh, phủ yên trăm họ, nay bỏ trẫm mà đi, trẫm bao giờ lại
được người yêu vua lo nước như là thượng-phụ nữa?
Thượng-hoàng và Hoàng-thái hậu cũng khóc, các quan ai nấy cảm
thương, dân gian xa gần xụt xùi sầu thảm, tựa hồ như mất cha mẹ. Vua sai
bãi chầu 10 ngày, bắt văn võ trăm quan cùng phải để chở. Vua lại ngự giá
ngồi xe mộc, ngựa trắng, thân đến Vạn-kiếp coi việc trị tang. Sai các quan
dùng hậu lễ rước ma táng ở trong vườn An-lạc.
Vua về triều giáng chiếu truy phong ngài là:
Thái-sư thượng-phụ, Thượng-quốc-công, Bình-bắc đại-nguyên-súy,
long-công thịnh-đức, vĩ-liệt hồng-huân, nhân-võ, Hưng-đạo đại-vương.
Sai thợ dùng gỗ bạch-đàn, chế ra tượng ngài, để thờ trong đền Vạn-kiếp.
Lại sai lập miếu thờ ở quê ngài là làng Tức-mạc, phủ Thiên-trường, bốn
mùa sai quan tế bái.
Ngài thực là một người hết lòng với vua với nước, tuy rằng uy quyền
lừng lẫy, mà vẫn giữ chức phận làm tôi, không dám điều gì kiêu ngạo. Đang
khi quân Nguyên quấy nhiễu, ngài cầm binh quyền, Thánh-tôn, Nhân-tôn