phép dùng binh thường vẫn phải thế. Còn như khi nào quân giặc kéo đến
ầm ầm, như gió như lửa, thế ấy lại là dễ chống. Nếu nó dùng cách dần dà,
như tằm ăn lá, thong thả mà không ham của dân, không cần lấy mau việc,
thế ấy mới là khó trị ; thì ta nên ủy dùng tướng giỏi, liệu xem quyền biến, ví
như đánh cờ, phải tùy cơ mà ứng biến, cốt dùng được binh phải đồng lòng
như cha con một nhà, thì mới có thể đánh được. Cách ấy cốt phải tự lúc
binh thì, khoan sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là chước giữ nước
hay hơn cả đấy.
Vua chịu nhời ấy là rất phải.
Hưng-đạo vương lại nói rằng:
- Lão-thần cõi thọ đã hết, xin bệ-hạ nghĩ việc nhà-nước làm trọng, lão-
thần từ đây không được chầu bệ-hạ nữa đâu.
Vua xót xa, từ giở ra về cung.
Các vương hầu và văn võ các quan, ai nấy cùng đến hỏi thăm. Hưng-
đạo vương nhất nhất cảm tạ lòng các quan, và dặn lại rằng:
- Ta nay hết lộc, không được cùng với các quan lo việc nước nữa, các
quan nên đồng lòng thờ vua giúp nước, phải giữ trung, hiếu làm đầu mới
được.
Các quan ai nấy vâng nhời từ ra.
Hưng-đạo vương gọi con trưởng là Hưng-võ vương Nghiễn vào dặn
rằng:
- Sau khi ta mất, không được cho Quốc-Tảng vào khâm liệm, đợi khi
nào đậy áo quan rồi, sẽ cho nó vào.