Căng thẳng tinh thần và cách ứng phó
(Tiếp theo)
Đối với phụ huynh:
Tiếp cận vấn đề liên quan đến COVID-19 mà con quý vị gặp phải
một cách bình tĩnh và tự tin.
Để ý xem trẻ có thay đổi hành vi hay không, đặc biệt là:
Khóc hoặc cáu
quá mức ở
trẻ nhỏ
Quay lại các hành vi mà trẻ đã
bỏ được (ví dụ: sự cố quên đi
vệ sinh hoặc tè dầm)
Lo lắng hoặc
buồn thái quá
Thói quen ăn uống hoặc ngủ
không lành mạnh
Dễ cáu và hành vi “cư xử
không đúng đắn” ở thanh
thiếu niên
Kết quả học tập kém
hoặc trốn tránh đi học
Khó chú ý
và tập trung
Tránh các hoạt động trẻ từng
thích trước đây
Nhức đầu hoặc đau nhức
cơ thể không rõ nguyên nhân
Uống rượu, hút thuốc hoặc
sử dụng các loại thuốc khác
Cách hỗ trợ con cái:
+ Tâm sự với con nhỏ hoặc con ở tuổi thanh
thiếu niên về dịch COVID-19.
+ Giải đáp thắc mắc và chia sẻ thông tin
thực tế về dịch COVID-19 sao cho con nhỏ
hoặc con ở tuổi thanh thiếu niên của quý vị
có thể hiểu được.
+ Trấn an con nhỏ hoặc con ở tuổi thanh thiếu
niên của quý vị rằng các con an toàn.
Hãy cho trẻ biết rằng nếu trẻ cảm thấy khó
chịu thì cũng không sao. Chia sẻ với các con về
cách quý vị xử lý căng thẳng của bản thân để
trẻ có thể học hỏi cách đối phó từ quý vị.
+ Hạn chế gia đình tiếp xúc với tin tức được
đưa về sự kiện, bao gồm cả mạng xã hội.
Trẻ có thể hiểu sai những gì nghe được và có
thể hoảng sợ vì điều gì đó mà trẻ không hiểu.
+ Cố gắng duy trì những thói quen bình
thường. Lập thời gian biểu cho các hoạt
động học tập và nghỉ ngơi hoặc các hoạt
động vui chơi.
+ Hãy làm gương cho con. Nghỉ ngơi, ngủ
nhiều, tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Kết
nối với bạn bè và các thành viên trong gia
đình bằng phương tiện kỹ thuật số.
43
Chương 4: Chăm sóc những người khác