GIÁ TRỊ NỘI TẠI
Giá trị nội tại là chênh lệch giữa giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn
đang lãi và giá tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn này.
Ngược lại, vì vị thế bán khống hợp đồng quyền chọn bán cuối cùng
trở thành ngang giá, nên phải trả nhiều hơn để mua lại vị thế này do độ
nhạy của vị thế này với khoảng thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn. Nên
nhớ, như tôi đã chỉ ra lúc bắt đầu thảo luận này: Giá trị của các hợp đồng
quyền chọn có lãi lớn (ITM) là không nhạy với khoảng thời gian còn lại cho
đến ngày đáo hạn hoặc với những thay đổi trong độ biến động hàm ý. Giá
trị thay đổi đi cùng với những thay đổi trong giá của tài sản cơ sở và bằng
với giá trị nội tại. Ngược lại, giá trị của hợp đồng quyền chọn đang ngang
giá (ATM) là nhạy nhất với khoảng thời gian còn lại cho đến ngày đáo hạn
và những thay đổi trong độ biến động hàm ý.
Trong những ngày tôi còn đang là nhà giao dịch tại Citibank, bất cứ
khi nào một ai đó nói họ biết thị trường sẽ đi như thế nào, chúng tôi luôn
châm biếm, “Đừng nói cho tôi biết cái gì, hãy nói cho tối biết khi nào!” Ở
đây, chúng ta đang nói về tầm quan trọng của việc biết khi nào giá sẽ bắt
đầu có xu hướng nhằm biết được thời điểm mở hoặc đóng vị thế.
Lúc đó tôi chưa hiểu lắm về tầm quan trọng chiến lược kinh doanh
spread của hợp đồng quyền chọn. Với một số chiến lược hợp đồng quyền
chọn nhất định, điều quan trọng là biết khi nào chuyển động giá sẽ kết thúc
và biết khi nào nó sẽ bắt đầu. Vì thế bạn có thể hỏi, “Một trong các hướng
dẫn sóng Elliott nói rằng chuyển động giá từ điểm sóng chéo hoàn tất về
mục tiêu giá sẽ bằng 1/3 đến 1/2 khoảng thời gian hình thành sóng chéo.
Tại sao chúng ta không dựa vào thông tin này để lựa chọn ngày đáo hạn
gần hơn cho hợp đồng quyền chọn của chúng ta?”, câu trả lời là bạn có thể
làm điều đó, nhưng bạn sẽ cảm thấy rất căng thẳng.