thể sẽ chẳng phải nổi trội nhất vào 20-30 năm sau. Kết luận mà ông
đưa ra cũng chính là kết luận mà một giáo sư khoa học nhân văn
hay xã hội sẽ đưa ra: Các trường đại học phải duy trì sự đa dạng
môn học, và đảm bảo rằng lợi ích của sinh viên được mở rộng trên
tất cả các ngành.
Tessier-Lavigne đưa sự bảo vệ giáo dục khai phóng lên vị trí hàng
đầu trong những chia sẻ của ông với các cộng đồng đại học khác,
mà không mảy may bảo vệ vị trí của chính mình. Việc ông tách mình
khỏi sự nghiệp riêng trong khoa học ứng dụng khiến mọi hành động
ủng hộ của ông càng đáng chú ý hơn: Ông không hề bảo vệ lĩnh
vực của mình. Và mặc dù, ông đang bàn về Stanford, nhưng mọi
nhận định của ông đều thích hợp với các trường đại học. Tất cả
sinh viên đều có thể phải thường xuyên thay đổi công việc; tất cả
đều cần được chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với các công việc sẽ
phát triển nhanh chóng và phối hợp với những người có nền văn
hóa và xuất thân khác nhau; và tất cả sẽ được hưởng lợi từ “một
nền giáo dục dựa trên sự toàn diện”.
4
Một điều mà Tessier-Lavigne đã không làm là lôi kéo sự chú ý vào
vai trò then chốt của các nhà tuyển dụng trong việc xác định số
phận của nền giáo dục khai phóng. “Chúng ta đang chiến đấu chống
lại phần lớn xã hội, một xã hội đang thúc đẩy sinh viên tập trung vào
một lĩnh vực, chứ không phải mở rộng,” ông nói. “Thái độ tập trung
sâu sắc vào triển vọng trước mắt… không chỉ đến từ cha mẹ, mà
còn từ chính sinh viên, bạn bè của họ và nhiều người khác, như tôi
nghe nói.”
5
Nhưng sinh viên và cha mẹ họ chỉ đang phản ứng với
những tín hiệu mà các nhà tuyển dụng gửi đi trong thị trường lao
động mà thôi. Nếu nhà tuyển dụng thể hiện thái độ đánh giá cao
giáo dục khai phóng, sinh viên và phụ huynh sẽ chú ý.
Những người theo chuyên ngành khoa học nhân văn xuất hiện
trong cuốn sách này là những người lội ngược dòng. Họ chọn
chuyên ngành của mình, bất chấp vô số bằng chứng cho thấy họ sẽ
gặp khó khăn lớn khi tìm việc, và thực sự như vậy. Câu chuyện của
họ được kể ra không phải để xoá bỏ quan niệm hoài nghi của thị
trường lao động đối với khoa học nhân văn, mà để cho thấy rằng,