phải uống thuốc. Đối với một nữ nhi suốt ngày bệnh tật như vậy, khó trách
Nguyễn lao gia không cần phí tâm tư mà trực tiếp đặt tên “Nhược Nhược”.
Nguyễn Nhược Nhược – những thê thiếp khác nghe được đều che miệng
cười, nói là người cũng như tên.
Cái gì? Thì ra là không phải là “Nhược Nhược (tươi trẻ)” mà là “Nhược
Nhược (bệnh hoạn)” á?! Tô San, không phải, là Nguyễn Nhược Nhược có
điểm dở khóc dở cười. Nghe đên cái tên này nàng không khỏi hình dung ra
một bộ dáng hư nhược yếu ớt, không phải là thật chứ?
Một thân bay thẳng xuống gường, nàng bỏ chạy đi tìm gương, cũng
muốn nhìn xem rốt cuộc là bộ dáng yếu đuối như thế nào? Trên giường
nghỉ ngơi một hồi, nàng đã cũng đã lấy lại phong độ như xưa.
Hạnh Nhi phía sau hô to gọi nhỏ: “Tam tiểu thư, xin chậm lại, người
đừng nóng nảy kẻo lên cơn suyễn.”
Phía dưới tấm rèm bằng lụa mỏng tại cửa sổ hướng đông hé ra một chiếc
lược gỗ hồng trang nhã, bên trên là một chiếc gương đồng. Nguyễn Nhược
Nhược chộp lấy tấm gương nhìn vào, không khỏi hớp phải một ngụm khí
lạnh. Người trong gương…một mỹ nhân?
Một gương mặt trắng trẻo lung linh, đôi mắt như nước hồ thu trong vắt,
làn mi dày tựa dãy núi đương xuân. Một dung nhan mặc dù chưa đến độ
quốc sắc thiên hương hay dáng vẻ khuynh thành nhưng thanh lệ thừa sức
rung động lòng người. Chẳng là sắc mặt thật sự quá mức tái nhợt, nhìn qua
liền có cảm tưởng một thể trạng thập phần yếu đuối.
Nguyễn Nhược Nhược cầm gương ngây ngốc một hồi lâu, gương mặt này
đích thật thuộc về một người năm năm tháng tháng không nhiễm lụy phong
trần, vừa nhìn đã biết không quá mười lăm mười sáu tuổi. Nàng một lần nữa
trở về làm thanh xuân thiếu nữ, nhất thời không biết nên vui hay nên buồn.