Căm hận dâng lên trong lòng, Oanh Nhi phải nén lại:
- Cháu có nói ra chưa chắc ông đã tin nhưng cháu cứ nói: Cốt nhục của nó
là Tể tướng.
Ngài Tri huyện làm ra vẻ sợ sệt và khéo léo gợi chuyện. Oanh Nhi kể lại
những năm tháng trong dinh Tể tướng cho đến khi bị hất ra đường với thái
độ oán thán, căm giận. Ngài Tri huyện nghĩ thầm: "Muốn giải oan cho quan
Ngự sử và quan Tổng đốc phải nhờ người này tìm ra tội lỗi của con cáo già
đó. Nhưng người này đã là cái giẻ vất đi còn ích gì...." Bất chợt trời cho
ngài một ý. Ngài bèn nói:
- Chuyện của cháu không ai tin được. Tể tướng là quan đầu triều đã giao
cốt nhục cho cháu thì ngài không để cốt nhục ấy như thế này. Vì chuyện
này không khéo cháu mang hoạ đấy. Cháu lấy chứng cớ gì nói rằng cháu đã
ở dinh Tể tướng và có con với ngài ấy?
Oanh Nhi nghĩ một lúc rồi vui vẻ đáp:
- Cháu có.
Lòng vui nhưng mặt cố giữ vẻ thản nhiên, ngài Tri huyện hỏi:
- Nếu chứng cớ của cháu là thật thì có thể….
Ngài Tri huyện khôn ngoan bỏ lửng câu nói. Oanh Nhi lục túi lôi ra một tờ
giấy đưa cho ngài Tri huyện:
- Đây chứng cớ của cháu đây.
Cầm tờ giấy, trông thấy mấy chữ ngài Tri huyện bàng hoàng. "Hai nhà chết
vì mấy chữ này đây". Tuy vậy, ngài vẫn khéo léo gợi chuyện để Oanh Nhi
bộc lộ hết.
- Tờ giấy này chưa đủ cho người ta tin là cháu đã ở trong dinh quan Tể
tướng.
Để tỏ rõ mình đã ở trong nhà Tể tướng và được tin cậy, Oanh Nhi kể lại
đầu đuôi việc Tể tướng viết thêm bốn chữ vào thư của quan Tổng đốc. Tờ
giấy nháp này Oanh Nhi nhặt được cất đi coi như một của quý bởi nét chữ
như hoa của Tể tướng chứ không có ý gì khác. Nhưng với ngài Tri huyện,
tờ giấy này là mạng của hai nhà. Một việc động trời sẽ xảy ra. Nếu bí mật
này đến tai Tể tướng hoặc Tổng quản thị vệ thì hai mẹ con Oanh Nhi phải
chết. Những người biết chuyện đời Oanh Nhi và tờ giấy này cũng khó toàn