HUYỀN SỬ CỎ TIÊN - Trang 99

và vùng Hải Đông thì nguy hiểm càng giảm đi. Trong trang phục người
miền núi, gùi thuốc sau lưng, bà Thục Trâm tìm những con đường ít người
qua lại cất bước. Cũng vì vậy, đoạn đường phải đi cứ dài ra. Phải đi bộ hết
ngày này sang ngày khác, trong lòng lại lo lắng là một cực hình với tiểu thư
con quan. Cũng may, bà Thục Trâm đã lường trước điều này. Bà chế ra một
loại thuốc bóp rất tốt. Cứ đi được vài ba dặm, bà Thục Trâm lại dừng chân
bóp thuốc cho Kim Phụng. Tối tối, bà cho cô bé ngâm chân vào nước ấm
pha muối một lúc lâu. Sau đó, bà bóp thuốc cho Kim Phụng từ đầu gối tới
bàn chân. Vì vậy, sau giấc ngủ đêm, đôi chân của Kim Phụng khoẻ lại
chuẩn bị cho hành trình ngày hôm sau. Khi hai người đã rời xa vòng nguy
hiểm, bà Thục Trâm thấy không phải vội vàng nữa. Bà lại dạy chữ, dậy
nghề thuốc cho Kim Phụng. Nhưng vì hai người đang lánh nạn nên việc
dạy cho Kim Phụng chữ nghĩa và nghề thuốc phải khéo léo tránh sự nhòm
ngó của moi người. Bà Thục Trâm chỉ dừng chân ở nơi nào mà bà cảm thấy
không nguy hiểm. Có vùng hẻo lánh, bà dừng chân vài ba tháng. Bà không
chủ trương chữa bệnh trên đường chạy trốn. Tuy vậy, dừng chân ở đâu, gặp
con bệnh lạ, bệnh nặng mà các lương y khác bó tay, bà sẵn sàng cứu chữa.
Đó là cách bà nâng cao trí tuệ cho mình và cho Kim Phụng thực hành. Đó
cũng là cách bà lấy lòng người nơi bà trú chân.
Ngày về kinh thành nghe ngóng, lúc ấy cuộc chém giết vừa diễn ra. Bà
Thục Trâm rất mừng vì thân phụ không xảy chuyện gì. Nhưng từ ngày ấy
về sau, bà không biết tin gì về gia đình. Hoàn cảnh không cho phép bà đi
tìm bố mẹ và hai em. Bà lo lắm, bố mẹ giờ ở đâu? Đáng ra bố mẹ đã ở tuổi
ấy, bà phải sớm tối phụng dưỡng người, đằng này bà lại đang lênh đênh ở
một phương trời xa cách cổng làng mấy tầm chim bay mỏi cánh. Biết làm
gì được, bà chỉ biết trông vào Giời, Phật.
Bà Thục Trâm cố dấu Kim Phụng việc hai nhà đã bị chém. Nhưng sự kiện
ấy lớn quá. Nó như một con voi mà bàn tay bà chỉ to bằng cái lá mít nên
khó che cho kín. Biết làm gì đây? Bà lo lắm, không sớm thì muộn Kim
Phụng cũng biết.
Một lần bà và tiểu thư chờ sang đò ở một bến sông khá tấp nập. Bà cố tránh
bến đò ấy tìm bến đò vắng vẻ để qua. Nhưng quanh vùng không có bến đò

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.