Trúc Chi
Huyền Thoại Biển
Thần ốc
Làng biển Cọp Râu Trắng không biết từ đời nào trên các bệ thờ đều có tấm
bài vị gỗ sơn đen láng bóng. Trên màu gỗ nổi lên hình con tôm, con cá, con
mực, hình mặt trời và nhiều hình người kỳ lạ khảm bằng những mảnh nhỏ
vỏ ốc, khéo léo, tuyệt diệu.
Nhìn vào mỗi tấm bài vị, mắt trẻ con chúng tôi cứ lung linh như thực như
mơ. Đến hồi chúng tôi cắp sách đi học thì biết có một cháu chắt mươi đời
cụ Tổ ốc là người hàng năm vào đền thờ sửa sang những bài vị bị hư hỏng,
hoặc thay hẳn cái hư làm lại những tấm mới.
Cha tôi nói cái tên cụ Tổ ốc có từ thời xa xưa, ai làm được công việc kỳ
diệu này thì làng phong tặng bảy ngày tế thần làng, và bảy ngày tế thần ốc.
Khi được phong tặng Tổ thì tên cúng cơm phải mất. Trước một tháng làng
phong tặng Tổ, cụ Tổ phải tự "kiếm sống" trên đảo ngoài biển. Trong một
tháng, ốc đảo nuôi sống cụ. Chính nhờ loài ốc nuôi sống mà cụ Tổ tìm ra
một sản phẩm quí giá cho đời.
Sau bảy ngày nhận lễ phong tặng Tổ, cụ Tổ ốc không mặc áo mà mặc xà
rông theo tục người Chiêm ngày xưa ra biển bắt cá. Trên cổ đeo bọc lưới,
tay cầm vợt bơi ra đảo. Cụ Tổ lặn xuống biển đi vào thế giới loài ốc. Có họ
ốc vừa nở thành con thì được mẹ ốc cõng đi khắp một vùng đát biển. Tất cả
những sinh hoạt kỳ thú của trăm họ ốc đều phát ra thành tiếng mà cụ Tổ ốc
nghe đầy đủ như nghe tiếng người.
Cây vợt trong tay cụ Tổ dùng để vớt từng loại ốc cho vào bọc lưới treo ở
cổ. Bọc lưới đầy cụ Tổ đổ lên bãi. Cụ Tổ chỉ cho làng biết, ốc ở dưới biển
đều ở trong lâu đài riêng của từng họ. Loài ốc là một trong những loài biết
tự làm đẹp cho mình bằng trang trí cho sắc đẹp của nó. Buổi sáng ốc đi
thành đàn, buổi trưa nằm yên thong thả nghỉ, ban đêm quần tụ dưới ánh
trăng như một dạ hội.
ốc mang về làng. Đêm đến, năm cây đuốc dầu rái đốt lên. Tay cụ Tổ cầm
chiếc que có gắn rong biển phất qua phất lại. Cụ Tổ chỉ vào từng họ ốc,
miệng lâm râm. Nghe được tiếng huýt gió họ nhà ốc đầu ngoi lên, rồi lần