Trúc Chi
Huyền Thoại Biển
Rái cá trả ơn người
Cứ chiều chạng vạng dọc triền bãi người làng Cọp Râu Trắng thấy từng đàn
rái cá mình đen, mõm dài, đuôi quét đất, từ dưới nước chạy lên. Đang chạy,
thấy người, đàn rái cá sững lại, con nào cũng đứng lên, đầu gật gật như trêu
chọc.
Hồi nhỏ, mỗi lần gặp rái cá, tôi sợ lắm. Mỗi tối, bọn nhỏ chúng tôi kể cho
nhau nghe đủ thứ chuyện về rái cá là hấp dẫn nhất. Nhưng nghĩ rái cá
thường biết mặt, biết tên trẻ con trong làng. Đứa nào chọc phá, nửa đêm đó
vào nhà tìm chỗ nằm cắn đứt một ngón chân lại rất sợ.
Ngày tuổi đã lớn, ông cố ngoại tôi kể cho tôi nghe chuyện rái cá có nhiều
cái lạ hơn. Lưới của ai mắc cạn, mắc gai là có ngay rái cá gỡ giúp. Hồi
mười tuổi chính ông tôi chứng kiến rái cá trả ơn người.
Năm ấy, mùa đông lạnh. Ông năm Dững ở biểnv ề thấy một con rái cá mắc
bẫy trong lùm dứa gai bên bãi liền gỡ ra? cứu nó. Mấy ngày sau, ông Dững
quăng chài bên cửa biển để kiếm mẻ cá cuối mùa. Trong lúa ông đứng chờ,
bỗng đài rái cá từ xa, đầu cứ hụp lặn thành một vòng tròn đến bên thuyền.
Khi đàn rái cá tản ea, ông Dững kéo lưới lên nặng tay một mẻ cá dày đặc.
Một bận khác, chài ông Dững bị mấy con cá óc nóc xé rách. Người làm
biển sợ nhất loại cá này. Da cá óc nóc cá gai, lúc bụng nó ỏng lên thì không
một thứ gì mà gai dưới bụng nó khưng cứa đứt.
Tối hôm đó, ông Năm Dững trong nhà đi ra thấy mấy con cá óc nóa lớn
bằng cái rổ bị móc ruột để trước sân nhà. Ông Năm Dững biết ngay rái cá
bắt cá óc nóc đền tội. Nhìn cá óc nóc, ông Năm Dững nghĩ bụng, da cá óc
nóc có gai và dày như da trâu, có thể bịt làm trống riêng của làng Cọp Râu
Trắng. Những ngày vui, ngày hội, tiếng trống da cá óc nóc đánh lên, dù ở
xa ba làng bảy núi, người làng Cọp Râu Trắng cũng nhận ra tiếng của quê
hương mình. Người làng còn nhớ mãi, những đêm hội làng lúc mới có
trống da cá nóc. Tiếng trống vừa đánh lên cũng là lúc từ trên các mặt sông,
mặt biển, từng đàn rái cá quây quần bơi lội để cùng mừng vui đêm hội