Thưởng; máy hai, anh Vũ Long An; máy ba, anh Vũ Phú Cần; báo vụ, anh
Nguyễn Kim Long và anh Nguyễn Huy Tưởng; anh Nguyễn Hồng Cớ
người Bình Định làm hoa tiêu dẫn đường. Tất cả có 17 anh em. Đi được
hơn một ngày, tàu được lệnh rẽ vào đảo Hải Nam. Phòng quân báo cho biết,
những ngày qua, tàu chiến của địch hoạt động nhiều. Ngày 10 tháng 2 tàu
tiếp tục lên đường. Lần này, tình hình mặt biển có nhiều khác lạ. Ban ngày,
khoảng bốn năm tiếng đồng hồ lại có một máy bay địch bay dọc thân tàu,
có lúc sà xuống rất thấp. Đêm, tàu chiến của chúng dàn hàng, chiếc phía
trước, chiếc phía sau, đi kèm. Được ngụy trang khéo léo, giống như một tàu
khai thác hải sản, lại đi trên vùng biển quốc tế, nên chúng tôi tự tin hành
trình theo kế hoạch.
Đi được nửa đường, thuyền trưởng Thêm nhận được điện của Sở chỉ huy:
“Không vào Lộ Diêu, cho tàu vào Vũng Rô”. Vậy là bến đổ hàng đã thay
đổi.
Đêm 15 tháng 2, tàu chúng tôi lạc vào Sông Cầu, đành quay ra. Bởi vậy khi
vào được Vũng rô, đã khuya lắm, chừng một, hai giờ sáng. Bến đã nhận tin
do Bộ Tổng tham mưu báo trước nên khẩn trương tập trung lực lượng bốc
dỡ hàng.
Chuyện kể của anh Lê Đình Kiến,cán bộ bến Vũng Rô
Biết anh Lê Đình Kiến, vốn là cán bộ của bến Vũng Rô, hiện sống ở Đà
Nẵng, hôm tới thành phố, chúng tôi nhờ anh Vũ Tấn Ích và anh Phạm Duy
Tam đưa tới gặp. Nhà anh ở trong một ngõ nhỏ, anh vẫn nói vui là “ngõ
không tên”. Thấy chúng tôi tới, anh mừng lắm, sai vợ bổ mít vườn đãi
khách. Vừa uống nước, chúng tôi vừa nói chuyện. Anh kể:
- Hòa bình lập lại (1954) tôi được ra miền Bắc tập kết. Sau đó làm chính trị
viên một tiểu đoàn chuyên luyện quân để đi B. Tháng 3 năm 1964, có lệnh
triệu về Bộ tổng tham mưu. Ông Phan Hàm, hồi đó phụ trách công tác vận
chuyển vũ khí vào chiến trường bằng đường biển, bảo rằng cậu chuẩn bị về
Nam bổ sung cán bộ cho bến. Tôi hỏi bến nào. Ông Hàm nói, bến Vũng Rô.
Tôi xuống Hải quân thăm anh Nguyễn Bá Phát, tư lệnh Quân chủng, là con
dà con dì với tôi, rồi theo tàu 41 của thuyền trưởng Thạnh vào Vũng Rô. Đó
là chuyến thứ 3 tàu 41 đi vào đó. Cùng đi, có thêm anh Nguyễn Đình Long
và một số anh em khác. Anh Long có duyên với dải đất miền trung, nên sau