Anh Thêm được cáng trên võng. Tôi nhớ hình như cứ thuộc xã Hòa Bình,
huyện Tuy Hòa. Trong thời gian chờ anh Thêm khỏe lại để cùng ra Bắc,
nhiều người bị sốt rét. Nặng nhất là anh Vũ Xuân Bân, anh Nguyễn Thanh
An, Vũ Long An, Lê Bá Trì. Tôi cũng bị sốt rét, nhưng nhẹ hơn. Khoảng
giữa năm, sức khỏe anh Thêm đã khá, chúng tôi tổ chức vượt Trường Sơn
trở ra miền Bắc. Cuối năm đó về đến đơn vị.
Anh Nguyễn Ngọc Cảnh kể:
Cuối năm 1964, tôi và một số anh em theo tàu 41 vào nhằm bổ sung cán bộ
cho Vũng Rô. Đang huấn luyện tân binh để thành lập K.60 thì có lệnh về
bến gấp. Sau này mới hay là để tham gia nhận hàng của tàu 143. Khi tàu
143 bị lộ, anh Võ, bến trưởng có ý đưa công binh vào phá tàu, nhưng đón
không được. Kẹt quá, anh mới hỏi tôi: “Cảnh làm việc này được không?”.
Tôi đáp: “Hồi ở trường sỹ quan lục quân Sơn Tây, tôi có học đánh bộc phá,
nhưng chỉ học đánh loại 20 ký thôi, chưa đánh 100 ký bao giờ. Nhưng chắc
cũng làm được”. Anh Võ quyết tâm: “Vậy ta đánh nhé”. Ngặt một nỗi, ở
bến có thuốc nổ, do tàu anh Thạnh đưa vào chuyến trước, như¬ng... kíp nổ
và dây cháy chậm đã chuyển về Bùng Binh từ mấy hôm. Anh Sáu Suyền
quyết định, để kịp hủy tàu, đơn vị K.60 tổ chức đưa một tấn thuốc nổ xuống
tàu, đồng thời cử người đi Bùng Binh lấy kíp và dây cháy chậm. Sau khi
bộc phá chuyển xuống, áp vào tàu, tôi và anh Dương Kính cắt dây cháy
chậm 12 mét, và châm ngòi. Đáng ra chúng tôi cho liên kết các khối thuốc
nổ lại với nhau, nhưng vì không có kinh nghiệm, nên khi phát hỏa, chỉ một
khối bộc phá nổ, các khối khác văng xuống biển. Tàu không chìm hẳn. Vậy
là đêm sau lại tổ chức đánh tiếp
Anh Lê Đình Kiến kể:
Cùng thời gian ấy, trên quốc lộ Một, nhiều xe tải chở lính từ Tuy Hòa đi về
hư¬ớng Vũng Rô. Đến gần Đèo Cả, lính trên xe túa xuống.
Trên biển, hai tầu chiến, chở đầy lính, dập dềnh tiến vào.... Du kích Hòa
Hiệp, Hòa Xuân và lực lượng K.60 nép bên những hốc đá nơi bãi Chính.
Súng trư¬ờng, tiểu liên đều hư¬ớng nòng ra biển. Chiếc tầu địch nào vào
gần đều bị bắn bật ra