VỎ QUÝT DÀY ĐÃ CÓ MÓNG TAY
NHỌN
“...Phát hiện ra tầu của “Bắc việt” và thu được vũ khí ở Vũng Rô khiến địch
hoang mang. Chúng nhanh chóng hiểu ra mọi điều. Một loạt kế hoạch nhằm
đánh phá miền Bắc, ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam,
kiểm soát chặt vùng biển miền Nam được thực hiện. Kế hoạch mang tên
“34 A” nhằm đánh phá miền Bắc, ngăn chặn đường mòn xuyên Trường
Sơn. Kế hoạch mang biệt danh “De soto” nhằm đưa hạm đội Bẩy vào biển
đông để đánh phá miền Bắc và ngăn chặn sự thâm nhập của “Bắc Việt” vào
Nam bằng đường biển. Kế hoạch có bí danh “Markét time” nhằm phong toả
vùng biển miền Nam...
Vụ Vũng Rô trở thành cái cớ để Mỹ xúc tiến việc thực hiện kế hoạch
“Desoto” sớm hơn. Sau “sự kiện Vũng Rô” hai ngày, ngày 21 tháng 2 năm
1965, Tư lệnh chỉ huy viện trợ Mỹ ở miền Nam Việt Nam yêu cầu Tư lệnh
Thái Bình Dương gửi đại diện đến Sài Gòn để vạch kế hoạch tuần tiễu, phối
hợp giữa lực lượng Hải quân Mỹ và Hải quân nguỵ.
Tại Sài Gòn, Oét-Mo-Len triệu tập một cuộc họp khẩn cấp. Chúng cho rằng
“Bắc Việt” đã dùng tầu thuyền tiếp tế cho “Việt cộng” lâu nay và công việc
đó sẽ còn tiếp diễn. Để ngăn chặn việc tiếp tế của Bắc Việt bằng đường
biển, ngoài Hải quân nguỵ, phải nhanh chóng đưa hạm đội 7 Hải quân Mỹ
tham gia.
Theo kế hoạch này, phần lớn lực lượng tác chiến chủ yếu của hạm đội 7
được đưa vào vùng biển Việt Nam. Chúng lập ra binh đoàn tầu sân bay lấy
tên “Lực lượng đặc nhiệm số 71” do viên Tư lệnh Thái Bình Dương chỉ
huy, có nhiệm vụ dùng máy bay, tầu chiến, đánh phá, phong toả miền Bắc
Việt Nam.
Ở miền Nam, kế hoạch phong toả nhằm ngăn chặn con đường trên biển của
ta mang tên “Market ti me” được thực hiện bắt đầu từ ngày 14 tháng 3 năm
1965.