- Bây giờ anh sống thế nào, anh Ba? - Tôi hỏi.
Anh Huỳnh Ba cười nhẹ:
- Vậy vậy... Dân thường...
- Không có chế độ gì sao, anh Ba?
- Người ta đòi giấy chứng nhận của đơn vị cũ. Mình tham gia chở vũ khí
cho Nam Bộ kháng chiến từ những năm 1946. Đi thuyền từ Nghệ An vào
Tam Kỳ, rồi vào cực nam Nam Bộ. Từ 1949 đến 1954 chở cho Phú Yên, Bà
Rịa... Ra, vô nhiều lần. Hồi 1950, thuyền vào đến Đà Nẵng, bị lộ, cũng đã
cho thuyền chìm xuống biển rồi lội bộ ra Nghệ An. Qua hai cuộc kháng
chiến, đơn vị đã giải tán. Năm 1960, đi chuyến đầu tiên, ở giai đoạn đánh
Mỹ, bị bắt cho đến 1974...
- Còn đồng đội cũ?
- Mấy ai sống sót! Với nữa tuổi đã già, kinh tế khó khăn không thể đi lại
được... So với đồng đội, mình còn may mắn hơn...! - Ngừng thoáng chốc,
anh nói tiếp: Mấy năm qua, nhờ có thượng tướng Nguyễn Chơn tìm đến
thăm, lại có cái giấy xác nhận của ông, nhưng địa phương bảo vẫn thiếu thủ
tục chi đó, nên không nghe, chỉ cho cái giấy công nhận thương binh, mỗi
tháng được nhận hơn triệu đồng tiền ưu đãi.
Tôi nhìn Huỳnh Ba, ve áo không quân hàm, trên vai không gánh chức tước
địa vị, chỉ là DÂN và lẫn vào dân, thanh thản ngồi bập từng hơi thuốc, lơ
đãng nhìn ra biển mù sương, chợt nghĩ, tiếng là làm văn làm báo, chắc gì
mình đã thấu thế nào là NHÂN DÂN!
Muốn ở lại Nam Ô lâu nữa, chuyện trò với anh Ba lâu nữa, nhưng còn
nhiều việc phải đi, nhiều chỗ phải đến. Tôi đành chia tay. Rời căn nhà lá
tuềnh toàng dựng trên cát, tôi miên man nhiều điều. Và cứ lẩn thẩn tự vấn
rằng, liệu đã có ai đó đến thắp một nén nhang lên mộ năm chiến sỹ đi
chuyến mở đường đầu tiên? Và đã có những cấp nào để tâm lo cho thân
phận trớ trêu bởi chiến tranh của những người như anh Huỳnh Ba?
…Sau hơn chục năm, lần này có thêm Tô Hải Nam đi cùng, tôi lại đến thăm
anh. Vẫn căn nhà tuềnh toàng dựng trên cát, vẫn úi xùi chiếc bàn, chiếc ghế