TÀU 69B VÀ THUYỀN TRƯỞNG PHAN XÃ ĐÃ
RA ĐI NHƯ THẾ NÀO?
Hồi vào Cần Thơ, may nắm tôi gặp được anh Phùng Công Phát, vốn là
chiến sỹ ra đa trên tàu 69b. Anh Phát người Giao Thủy, Nam Định, sinh
năm 1943, nhập ngũ năm 1964. Sau khi tàu 69b hủy tại Cà Mau, anh ở lại
đoàn 962, lúc ở đoàn bộ, lúc bổ sung cho “tàu hai đáy” của ông Tư Mao, rồi
xuống đơn vị, lại trở về đoàn bộ, làm chủ nhiệm chính trị, cho tới khi nghỉ
hưu.
- Đã chạm tuổi 70, nhưng nom anh còn “phong độ” lắm - Tôi bắt chuyện.
Anh Phát cười:
- Nhiều người cũng nói vậy. Nếu đúng thế có lẽ bởi lúc nào mình cũng sống
theo phong thái của người lính chẳng?
Rồi anh kể để tôi nghe về chuyến đi của tàu 69b.
- Sau khi tàu 69 của thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước kẹt lại ở rạch Xẻo
Già, một con tàu khác lại được mang tên 69, anh em chúng tôi vẫn gọi là
tàu 69b... Ngày 4 tháng 4 năm 1971, Tàu được lệnh chở 60 tấn vũ khí vào
Cà Mau. Trên tàu có 23 cán bộ chiến sỹ dó anh Phan Xã làm thuyền trưởng,
anh Đào Thảnh Thơi làm chính trị viên; anh Nguyễn Văn Năm làm chính trị
viên phó; Anh Nguyễn Văn Hạp, anh Trương Công Khanh và anh Trần
Đình Tú, làm thuyền phó; anh Bùi Hằng Lâm, báo vụ 1; Đặng Văn Cung,
báo vụ 2; Tôi, Phùng Công Phát, ra đa; Nguyễn Văn Lân, máy trưởng;
Nguyễn Minh Châu, cơ công; Phan Văn Khá, thợ máy; Nguyễn Hữu Hùng,
thợ máy; Ngô Chí Bản, thợ máy; Đào Trọng Thanh, thợ máy; Phạm Văn
Hợi, thủy thủ trưởng; Lâm Thanh Hồng, thủy thủ; Nguyễn Văn Tính, thủy
thủ; Phạm Ngọc Nhân, thủy thủ; Bùi Văn Thản, ý tá; Hồ Đình Thuần và
Nguyễn Hữu Nhi, hàng hải; Mai Văn Tuế, cơ yếu. 23 giờ gày 12 tháng 4,
đúng ngày rằm tháng 3 âm lịch, tàu chúng tôi đi vào vào khu vực giữa Gành
Hào và cửa Bồ Đề, cách bờ khoảng 40 hải lý thì bị 5 tàu tuần duyên của
địch đuổi theo, bao vây và tấn công. Chúng bắn như mưa. Trăng giữa tháng
rất sáng nên đôi bên nhìn rõ nhau. Chúng tôi đánh lại. Đồng thời cho tàu
chạy nhanh về phía bờ. Vũ khí trên tàu chỉ 14 ly 5 và DKZ... Cách bờ