chừng 20 hải lý, một số đồng đội bị thương và khoang lái bị ngập nước,
thuyền trưởng Phan Xã lệnh hủy tàu. Thuyền phó Nguyễn Văn Hạp điểm
hỏa bằng kíp hóa học. Anh Nguyễn Văn Lân được lệnh điểm hỏa bằng đồng
hồ hẹn giờ. Số còn lại, chia làm nhiều tốp, dịu thương binh bơi vào bờ. Lúc
đó chừng gần 1 giờ sáng ngày 13 tháng 4 năm 1971- Anh Phát kể tiếp - Tốp
của tôi có anh Phạm Xuân Hợi; anh Bùi Văn Than, và anh Hồ Đình Thuần.
Tất cả đều bị thương, nhưng anh Hợi và anh Than bị nặng hơn, người thì
mảnh đạn văng vào đầu, người đạn xuyên vào cột sống. Tôi và anh Thuần
đặt hai anh lên chiếc phao tròn và vừa bơi vừa đẩy. Gần sáng, gió chướng
nổi lên, nhờ vậy sóng đưa phao vào bờ khá nhanh. Trên bờ, máy bay trực
thăng rà đi rà lại và không ngớt xỉa đạn xuống. Không những thế, chúng
còn rải chất độc hóa học... Khoảng 4 giờ 30 sáng, chúng tôi bám được bờ,
rồi theo một con rạch, dìu nhau chạy miết. Tôi may mắn mang theo được
mấy thanh lương khô, vậy là chia nhau, vừa ăn vừa đi sâu vào rừng đước.
Chừng 8 giờ, chúng tôi gặp được hai người du kích. Họ đưa về khu hậu cần
quân khu 9. Hôm sau, đoàn 962 cho người và xuồng đón... Tốp rời tàu cuối
cùng gồm có anh Phan Xã, anh Ngô Chí Bản, anh Nguyễn Hữu Hùng và
anh Nguyễn Văn Lân. Không may cho thuyền trưởng Phan Xã, đã vào tới
bờ, nhưng bị trực thằng rà đuổi và bắn trúng, anh hy sinh. Anh em ở đoàn
962 tìm thấy xác anh nằm ở mãi Hàm Hố, rồi chôn cất anh tại ở nghĩa trang
Lồng Chim. Anh Hùng đến Giá Lồng Đèn, nhưng lính trung đoàn 33 của
ngụy bao vây, bắn bị thương. Rồi cũng hy sinh. Chúng tức tối, chất củi đốt
xác. Chúng tôi tìm được anh và chôn cất tại nghĩa trang Giá Lồng Đèn.
Chuyến ấy, ngoài anh Xã, anh Hùng còn có một số anh trên tàu 69b không
trở về nữa, đó là Thuyền phó Trần Đình Tú; anh Nguyễn Hữu Nhi; anh Lâm
Thanh Hồng. Hai anh, Bùi Văn Than và Đào Trọng Thanh hy sinh về sau,
khi địch càn lên cứ. Anh Phạm Ngọc Nhân, bị văng xuống biển, mất tích.
Mãi bây giờ, đã bao nhiêu năm rồi vẫn chẳng hay sống chết thế nào...