Các bến ở Khu 5 đa phần là bến ngang. Bến ngang là loại bến không cầu
cảng, không kênh rạch, chỉ có bãi cát tự nhiên nối biển vào bờ, vì vậy tầu
nằm lại, dễ bị lộ. Việc cập tầu vào bến ngang cũng rất khó. Gần bờ sóng to,
bãi cát thoải dễ mắc cạn, nên tầu không vào được gần. Việc bốc dỡ hàng
không thuận lợi như ở Nam Bộ. Vì vậy Đoàn 125 chuẩn bị hai phương án.
Một là, nếu bến lấy hết hàng trong đêm là thuận lợi nhất. Hai là, nếu trường
hợp hàng dỡ không xong đã gặp trời sáng thì thả hàng xuống biển để bến
mò vớt sau.
Phương án chọn bến và chở hàng vào Khu 5, đồng chí Phan Hàm, cục phó
Cục Tác chiến, người chuyên trách theo dõi vận chuyển cho B bằng đường
biển của Cục Tác chiến đã báo cáo lên thường trực Quân uỷ Trung ương.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp, bí thư Quân uỷ Trung ương nhắc nhở, đường
biển là con đường duy nhất có thể chi viện cho đồng bằng sông Cửu Long.
Vậy nên phải giữ cho được bí mật con đường đó. Sau mỗi chuyến đi vào
Khu 5, đồng chí Phan Hàm báo cáo rất tỉ mỉ với Đại tướng, Đại tướng
thường nhắc lại: "Con đường biển là con đường dành cho đồng bằng sông
Cửu Long". Ý Đại tướng muốn chỉ ra rằng, Khu 5 dù khó, vẫn có thể chi
viện bằng đường bộ, còn nếu lộ con đường biển là cắt mọi sự chi viện cho
Nam Bộ. Vậy nên phải thận trọng khi dùng đường biển tiếp tế cho Khu 5 và
không nên quá lạm dụng.
Sau khi cân nhắc, Bộ Tư lệnh Hải quân chọn bến đầu tiên mở đường vào
Khu 5 là bến Lộ Giao (Hoài Nhơn - Bình Định). Bến Lộ Giao chỉ có một
con suối cạn, nên tầu vào phải dỡ hàng ở bến ngang, ngay bờ biển.
Đoàn 125 và Bộ Tư lệnh Hải quân cũng chọn chiếc tầu gỗ số 401 thực hiện
nhiệm vụ khó khăn này. Tầu có 12 người, do đồng chí Phạm Vạn làm
thuyền trưởng, đồng chí Đặng Văn Thanh làm chính trị viên. Phó thuyền
trưởng là hai đồng chí Trần Phấn và Trần Phi Khanh. Các thủy thủ có:
Nguyễn Văn Hiệu, Đặng Hồng Hoàng, Lê Quang Hiến, Phạm Trường Nam,
Lê Nót, Ngô Dầu, Phạm Văn Đon, Trần Kim Hiền.
Tầu 401 đóng theo dạng tầu đánh cá Miền Nam, dài 12 mét, rộng 4 mét, có
trọng tải 35 tấn.
Ngày 15 tháng 9 năm 1964, tại hội trường Đoàn 125 ở cảng Bính Động, các
đồng chí Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh; đồng chí Hoàng Trà, chính uỷ; đồng chí