ban cho, vắt qua thành phố, xanh hệt một vệt mực. Nối đôi bờ là chiếc cầu
mới xây. Trụ hình tròn có thể nâng và xoay một phần cầu để tầu thuyền qua
lại, ngự giữa dòng như chiếc triện đóng xuống, xác nhận nét đổi thay nơi đô
thị ven biển này.
Mỗi lần qua Đà Nẵng tôi đều tìm cách để được gặp số anh em trong đoàn
“tàu không số” đã trở về đời thường, sinh sống nơi đây.
Sau cú điện thoại, Trần Tiền Vệ, người từng làm thủy thủ trên tầu 56, chở
44 tấn vũ khí tiếp tế chiến dịch Bình Giã (Bà Rịa) năm 1964, mang xe máy
đến chỗ nghỉ đón tôi về nhà. Một căn hộ hẹp, sâu hun hút. Tâm lý muốn có
nhà mặt đường, dù chỉ vài ba mét, khiến đất bị chặt vụn ra từng mảnh. “Nhà
ống” là đặc trưng đô thị Việt Nam.
Trần Tiền Vệ sắp cụng tuổi sáu mươi, nhưng chưa có những biểu hiện của
người già. Vẫn nhanh, hoạt.
- Cứ theo đuổi đề tài “tầu không số” miết sao? - Anh ấn tôi xuống ghế và
hỏi. - Trên dưới bốn chục năm rồi, đúng chưa? Hồi đưa tầu vào Bà Rịa
mình vừa chớm hai mươi, nay đã sắp làm ông... Nhanh quá!
Buổi trưa chỉ tôi và anh ngồi trước mâm cơm. Chị Hồng soạn ra cho chồng
và khách, rồi cáo lỗi đến lớp. Chị là giáo viên.
- Năm ngoái, mình có trở lại nơi đó, nơi người ta vẫn gọi là “chiến trường
xưa”. Cảnh thì vẫn vậy, nhưng người đã chẳng còn ai. Hồi tầu vào, các má
Bà Rịa thấy bọn mình còn trẻ, thương lắm, quý lắm. Cứ xuýt xoa: “Các con
còn nhỏ mà đã phải vất vả, thiệt tội nghiệp”... Những ngày tầu ở lại, các má,
các chị chăm sóc hết mức. Ép ăn đủ thứ. Khi tầu rời sông Ray, các má ôm
tụi mình vào lòng, rớm nước mắt, bịn rịn không muốn rời. Tụi này cũng
khóc... Vậy mà, thời gian cứ vun vút, nhỉ? Các cụ ta thật có lý khi nói rằng
đời người chẳng khác bóng câu qua cửa sổ... Này, cậu có nghĩ rằng những
điều các cậu, và cả tớ nữa, cứ lấy tiền vợ lặn lội đây đó để lục lại quá khứ
và viết, lớp trẻ bây giờ không quan tâm, chúng chẳng đọc, mà có đọc cũng
chẳng hiểu không? Suy từ hai đứa con nhà này thì rõ. Xong đại học là tút ra
Hà Nội. Ở đó dễ kiếm tiền hơn. Chúng mình có cái vất vả của thời chúng
mình. Thời bây giờ, tụi trẻ cũng có cái vất vả của thời bây giờ. Chúng nó
làm việc không còn biết giờ giấc. Gọi điện ra, lúc nào cũng: “Con bận