TÀU VÀO VŨNG RÔ
“Tình hình tầu 401 đi Lô Giao, đồng chí Phan Hàm báo cáo ngay lên Đại
tướng Võ Nguyên Giáp. Đại Tướng chỉ thị mấy điểm: không sử dụng bến
Lô Giao nữa; phải theo dõi chặt tình hình địch ở quanh khu vực và kết luận
xem chúng có phát hiện ra ý đồ của ta không; tìm bến mới ở Phú Yên. Phú
Yên đang cần súng đạn.
Chấp hành chỉ thị của đồng chí Bí thư Quân uỷ Trung ương, đồng chí Phan
Hàm xuống ngay Hải Phòng để trao đổi với Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá
Phát. Hai người nhất trí chọn Vũng Rô làm điểm đổ hàng cho khu vực Phú
Yên..."(lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Năm 2001)
Xe của Học viện Hải quân đưa tôi và Tô Hải Nam thẳng từ Nha Trang đến
Phú Yên. Mấy hôm rồi trời nắng nóng, nhưng xe tốt, lại có máy lạnh nên
chỉ quá trưa là đến Tuy Hòa. Đã được báo trước, nên anh Hồ Đắc Thạnh,
thuyền trưởng tàu vào Vũng Rô, và mấy anh từng tham gia lấy hàng ngày
ấy chờ chúng tôi tại trụ sở Câu lạc bộ hưu trí tỉnh. Anh Thạnh giới thiệu
từng người: anh Đặng Phi Thưởng, đại tá, tỉnh đội trương, hồi năm 1964 là
chiến sỹ ở bến; anh Nguyễn Ngọc Cảnh, người từng đi theo tàu anh Thạnh
vào Vũng Rô; anh Lê Kim Tự, một trong bốn người được tỉnh ủy Phú Yên
chọn ra Bắc để dẫn tàu vào và anh Ngô Văn Định, thời đó là chiến sĩ.
Qua câu chuyện của các anh, tôi hình dung được Vũng Rô đã chuẩn bị đón
“tàu không số” vào như thế nào.
Năm 1963, anh Trần Suyền (còn gọi là Sáu Suyền, hoặc Sáu Râu), ủy viên
thường trực Liên khu ủy được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo và tổ chức
công việc chuẩn bị tiếp nhận vũ khí. Công việc đầu tiên là cử người thành
thạo địa hình vùng biển Phú Yên, Vũng Rô ra miền Bắc để phối hợp dẫn
tàu vào. Tháng 8 năm 1963, tổ thứ nhất gồm các anh Lê Kim Tự, Trần
Kiên, Lê Xuân, quê ở Hòa Hiệp, Tuy Hòa; tháng 10 năm 1963, tổ thứ hai
gồm các anh Phạm Dợn, Trần Mỹ Thành, quê ở Sông Cầu lần lượt vượt
Trường Sơn ra miền Bắc. (Sau này phần lớn các anh đều được bổ sung vào