HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA - Trang 182

đêm, để bàn cho ra nhẽ một việc mà nhà vua dự liệu sẽ phải cải tổ. Tuy nhiên, Huyền Trân vẫn giữ điều tâm niệm, không can dự vào việc

triều chính của nhà vua. Hoàng hậu chỉ trình bày cái nhẽ trái, phải, thiệt, hơn, rồi lấy đó so sánh với các quốc gia quá khứ hoặc hiện tại

họ làm như thế nào. Còn việc cất chức ai thăng bổ ai, tuyệt nhiên hoàng hậu không có nhời qua tiếng lại, dù nhà vua có gạn hỏi đôi ba

lần cũng vậy thôi.

Gần đây nàng được tin từ Thăng Long cho biết, Chế Mân đã trao lại miền đất châu Ô, châu Lý cho Đại Việt. Quan tham tri chính sự

Đoàn Nhữ Hài đã tới trị nhậm vùng này. Nghe nói, lúc đầu dân tình nháo nhác định bỏ đi. Nhữ Hài ra lệnh tha tô thuế ba năm, lại cho dân

chọn người tài đức trong địa hạt ra tự cai quản lấy. hóa nên dân chúng cũng lấy làm hả hê. Bởi thế, việc lập lại sổ đinh, sổ điền, kê khai

các vùng có sản vật quí hiếm, các đồn ải, các cửa sông, cửa biển sâu nông đều được liệt kê đầy đủ và phong phú hơn sổ sách mà các

quan cũ của Chiêm Thành bàn giao lại.

Huyền Trân không khỏi tự hào, là đã góp sức mình vào việc thu hồi đất đai cho Tổ quốc mà không tốn một mũi tên, một người lính.

Nhưng những việc còn lại, nàng thấy sẽ nặng nề gấp bội. Tức là làm cho đầu óc thiển cận của Chiêm Thành nhận ra mối thực tâm hòa

hiếu của người Đại Việt, và thủ tiêu nạn binh lửa giữa hai nước. Và rồi Chiêm Thành cũng phải chấn hưng mọi mặt để trở thành một nước

nhỏ nhưng không yếu. Song tất cả những việc đó phải đích thân đức vua đứng ra điều hành. Tuy nhiên, bằng trực cảm, nàng nhận thấy

triều đình không thiếu gì kẻ phản phúc, và bọn sứ đoàn nhà Nguyên chắc cũng không khoanh tay ngồi nhìn hai nước Chiêm - Việt kết

thân.

Về phía hòa thượng Minh Thái, người ta có cảm giác như không lúc nào không thấy ông làm việc Phật. Từ canh ba, đã nghe thấy

tiếng mõ niệm kinh. Chính ngọ làm lễ dâng hương, lại kinh kệ cho tới đầu giờ mùi. Và chớm giờ dậu, ông lại hương đăng kinh kệ. Những

lúc thư thái, ông làm vườn. hòa thượng tự trồng lấy hoa trái để dâng Phật, tự quét dọn lấy nơi thờ tự. Thế mà ông vẫn có thì giờ coi các

bổn kinh do nhà sư Du Già trao tặng bằng tiếng Phạn. Đối chiếu với các bổn kinh mà người Trung Quốc dịch, ông thích các bản tiếng

Phạn hơn. Nhất là kinh Kim Cương, có thể nói sự chuyển dịch đôi khi làm sai lạc cả ý chính của Phật. Việc đi lại thăm viếng giữa hai nhà

sư, không những chỉ có việc trao đổi thờ tự, đèn nhang, kinh kệ, mà còn cả những chuyện ngoài xã hội nữa. Hai vị cũng dễ dàng cảm

thông nhau, vì cùng đeo đuổi một mục đích cứu vãn chúng sinh thoát khỏi sự chia rẽ hận thù. Và các vị cũng nhận chân được rằng, ngay

đức Phật đôi khi cũng phải dấn thân vào sự nghiệp tham gia diệt trừ cái ác. Vì nó ẩn náu một cách dai dẳng và tiềm tàng, đôi khi lại lấp ló

dưới dạng cái thiện, khiến người đời khó khăn lắm mới nhận ra.

Ở kinh thành Chà Bàn này, không có sứ đoàn nào của Đại Việt ở lì như sứ đoàn của nhà Nguyên. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có người

từ Thăng Long qua lại, dưới dạng buôn bán, hoặc trao tặng quà quí giữa hai quốc vương. Vì vậy, hòa thượng vẫn thường xuyên được thư

từ qua lại. Những việc làm ở Chà Bàn của đoàn tùy tùng Đại Việt theo công chúa Huyền Trân về Chiêm được thượng hoàng Nhân tôn hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.