xâm lăng bờ cõi, và lương dân phải làm các việc:
- Mỗi thôn ấp phải có một đội hương binh. Nơi nào chưa có phải cấp
kỳ thành lập. Đội hương binh này khi giặc đến phải chọn nơi kín đáo mà
bắn tỉa giặc, hoặc phục kích chờ cho chúng đi gần hết rồi thì chặn đánh lũ đi
cuối cùng. Quanh vùng nếu có nơi nào giặc đóng thì liên kết các hương ấp
lại, đêm đêm đem quân đến bắn tên lửa vào trại giặc, hoặc bắn đằng đông
reo hò đằng tây khiến hết đêm ấy sang đêm khác giặc không lúc nào được
yên giấc. Dân binh chớ ham đánh lớn vì không cân sức. Nhiệm vụ chính
của dân binh, hương binh là tiêu hao, quấy rối giặc.
- Ngay từ bây giờ phải có kế sách di chuyển và bảo vệ các kho lương
của nhà nước gửi trong dân tới nơi cất giấu.
- Lương thực, của cải của dân cũng phải tìm nơi cất giấu, kể cả nồi
niêu, rổ rá, dao thớt, trâu bò, gà lợn… hết thảy đều không để một thứ gì cho
giặc tìm được. Lần này triều đình vẫn thực hiện kế thanh dã như lần đánh
giặc Thát năm Ất Dậu. Việc thanh dã phải triệt để thì mới hãm giặc vào thế
bị tiêu diệt…
Hết chiếu, dụ triều đình lại cử các quan đi kiểm tra, đốc thúc và phổ
biến lại các chỉ dụ cho từng người dân thấu hiểu trách phận đánh giặc, giữ
nước. Vì vậy nhiều nơi trong hương ấp, Hội đồng Tứ Toát
[31]
bầu hẳn ra một ban gọi là “Bảo hương kháng giặc”, tức là chống giặc bảo
vệ quê hương.
“Bảo hương kháng giặc” có khoảng từ bảy, chín hoặc mười một người
chọn trong số người tháo vát, khỏe mạnh có lòng vì mọi người, tuổi từ trung
niên đến thiếu lão. Nếu hương ấp nào có người đã từng ở trong quân nay
quá tuổi được về cũng mời tham gia.
“Bảo hương kháng giặc” có nhiệm vụ đôn đốc toàn dân trong hương
ấp thực hiện các việc triều đình dụ bảo như trên vừa nói. Ngoài ra có những
việc cần huy động sức người, sức của thì Ban này xin ý kiến của Hội đồng
Tứ Toát để công việc tiến hành sao cho hợp lòng dân.